Chưa có trường, lớp đào tạo chính quy, chưa có mã ngành, mã nghề và chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp bằng; tuy nhiên công việc phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) cho người điếc đang dần trở thành một nghề góp phần giúp cộng đồng người điếc ở Việt Nam hội nhập với một thế giới rộng lớn và hấp dẫn hơn.

Nguyễn Hà My, cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người có tám năm kinh nghiệm làm phiên dịch NNKH chia sẻ với chúng tôi: NNKH không phải là ngôn ngữ cơ thể mà là một ngôn ngữ tự nhiên hoàn chỉnh với ngữ pháp và từ vựng riêng, được sử dụng như là công cụ giao tiếp của cộng đồng người khiếm thính/người điếc. NNKH bao gồm hệ thống ký hiệu, chữ cái ngón tay và biểu cảm khuôn mặt. Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ này đã bác bỏ luận điểm trước đó cho rằng, người khiếm thính/người điếc không thể giáo dục được vì họ không giao tiếp với xã hội nên bị hiểu nhầm là không tư duy được như người bình thường, và nếu không nghe, con người không thể học được.

Vậy để hiểu rõ thêm một người phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu sẽ phải làm công việc gì, vai trò của họ ra sao, nơi làm việc như thế nào… thì bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về những thông tin trên.

1. Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là gì?

Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là người giúp đỡ những người khiếm thính có thể giao tiếp thuận lợi với người bình thường bằng cách sử dụng các ngôn ngữ ký hiệu.

Mặc dù ai cũng có thể tự học các kỹ năng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, nhưng  trong nhiều trường hợp, thuật ngữ “Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu” được dùng để chỉ những người làm công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu nói chung, nhưng về mặt hình thức, chỉ những người đã vượt qua kỳ thi chứng nhận kỹ năng phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu và đã được công nhận mới được gọi là “Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu”.

Những nơi làm việc chủ yếu của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là ở các cơ quan nhà nước như các cơ sở phúc lợi xã hội và cơ quan, tổ chức hành chính..... Nhưng việc tuyển phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu ở các cơ quan này rất ít, hầu hết mọi người được tuyển vào sẽ làm hai công việc song song: vừa làm công việc của các nhân viên ở những cơ quan này, vừa vận dụng các kỹ năng ngôn ngữ để làm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu. 

Trong số đó, cũng có những người làm việc tại các ngân hàng, cửa hàng, doanh nghiệp. Để người khiếm thính nhận được các dịch vụ tương đương với người bình thường thì sự hiện diện của “Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu” là điều không thể thiếu.

2. Công việc của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là gì?

Công việc của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu là sẽ sử dụng các “ngôn ngữ ký hiệu” để chuyển đổi lời nói thành dạng ngôn từ có thể nhìn thấy được với mục đích giúp cho những người khiếm thính có thể giao tiếp thuận lợi với người khác.

Cũng giống như một phiên dịch viên ngoại ngữ, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu sẽ là người chuyển ngôn ngữ mà người bình thường nói thành ngôn ngữ ký hiệu, và chuyển ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính thành tiếng với nỗ lực sẽ truyền đạt thông tin chính xác cho người nghe. Đây là công việc đòi hỏi có trình độ cao, nhưng cho đến nay các chứng chỉ cấp quốc gia cho công việc này vẫn chưa có.

Có thể phiên dịch được ngôn ngữ ký hiệu hay không, hoàn toàn không liên quan đến việc có chứng chỉ đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội cấp giấy chứng nhận và được đăng ký làm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu thì phạm vi làm việc sẽ rộng hơn, có thể làm các công việc ở các phương diện công cộng như thẩm án, cảnh sát hay có liên quan đến bầu cử.

3. Các loại công việc

  • Phiên dịch tin tức

Đối với người khiếm thính, phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu là rất cần thiết vì họ khó có thể hiểu được những thông tin chỉ từ các hình ảnh động hoặc phụ đề có trên màn hình.

  • Phiên dịch tại các quầy tư vấn, tiếp nhận của các cơ quan hành chính

Những năm gần đây, phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu đã được bố trí ngày càng nhiều tại cửa ra vào hoặc nơi hướng dẫn ở những nơi có nhiều người sử dụng dịch vụ như các cơ quan hành chính, trung tâm mua sắm lớn,…

  • Hỗ trợ người khuyết tật

Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu sẽ đảm nhận nhiều công việc khác nhau trong các lĩnh vực phúc lợi và y tế, chẳng hạn như làm việc tại các cơ sở hỗ trợ người khuyết tật, hay các quầy dịch vụ tư vấn có liên quan đến người khuyết tật.

4. Vai trò của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

Ngôn ngữ ký hiệu được toàn thế giới công nhận là ngôn ngữ dành cho những người không thể nghe và không thể nói được. 

Phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu có vai trò hỗ trợ giao tiếp giữa mọi người với nhau thông qua ngôn ngữ ký hiệu, để những người khuyết tật không bị thiệt thòi hoặc bất lợi về mặt xã hội do không thể nghe và không thể nói được. 

Chính vì điều đó, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cần phải luôn luôn đặt mình vào vị trí và cảm xúc của đối phương, chứ không phải cứ dịch theo kiểu máy móc là được. 

5. Nơi làm việc của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

Phần lớn các phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu sẽ làm việc trong các cơ sở phúc lợi xã hội công cộng hoặc tư nhân, chẳng hạn như các cơ sở hỗ trợ bảo vệ người khuyết tật.

Tuy nhiên, họ không chỉ làm mỗi công việc phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu mà họ sẽ thường đảm nhận cả công việc chăm sóc và tư vấn cuộc sống như hộ lý hay nhân viên phúc lợi xã hội. Cũng có một số người sẽ làm việc theo hình thức bán thời gian (part-time) hoặc tình nguyện thay vì nhân viên toàn thời gian.

Bởi vì phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu sẽ là người tiếp xúc sâu sắc với những người khuyết tật, nên nếu họ có thêm kiến thức về chăm sóc điều dưỡng và phúc lợi xã hội, thì sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc phiên dịch của họ.

Do công việc phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu đang bị thiếu hụt nhân sự nên hầu như họ không có cơ hội được đào tạo và học tập các kiến thức kỹ năng chuyên môn này khi đã bắt đầu công việc này. Để có thể sẵn sàng làm việc tức thì, họ cần phải tham gia các khóa học tại trường hoặc học các kỹ năng ngôn ngữ ký hiệu tại các tổ chức tình nguyện để được cấp chứng chỉ. 

5. Thông kê mức lương và thu nhập hằng năm trung bình của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

Bởi vì công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu không cần có các chứng chỉ đặc biệt nhưng vẫn có thể làm được, nên đang có nhiều người làm công việc này dưới hình thức là tình nguyện viên học các kỹ năng dịch tại các trường học hoặc họ sẽ đi làm như “một nhân viên có thể phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu” ở các cơ sở phúc lợi xã hội.

Tùy theo nơi làm việc hoặc hình thức tuyển dụng mà mức lương sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên trường hợp không phải là nhân viên chính thức thì cơ bản sẽ được trả lương theo giờ.

  • Mức lương khởi điểm là bao nhiêu?

Nếu đang là phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu không chính thức ở các chính quyền địa phương thì sẽ được trả theo giờ với mức giá chung là khoảng 200.000 VND ~ 300.000 VND/giờ

Ngoài ra, nếu đã có chứng chỉ phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu và làm việc tại các công ty phúc lợi xã hội, các tổ chức y tế… thì mức lương khởi sẽ cao hơn và nhận được tiền phụ cấp chứng chỉ.

  • Phúc lợi đặc trưng của phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu

Nếu đang là phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu làm việc tại các công ty phúc lợi xã hội hoặc các tổ chức y tế thì sẽ được nhận các chi phí phúc lợi nằm trong quy chế của các tổ chức đó và các chế độ đãi ngộ cũng rất ổn định.

Làm các công việc hỗ trợ cộng đồng thì có thể sẽ không được nhận tiền lương (có bao gồm tiền thưởng, tiền bảo hiểm, nhưng nếu là phiên dịch viên chính thức thì có thể tham gia vào bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc, nhận các chế độ đãi ngộ như tiền thưởng, lương hưu… 

Tuy nhiên, trường hợp phiên dịch thuê, không chính thức thì sẽ không được nhận các chế độ đãi ngộ như trên.

Đặc trưng về tiền lương và thu nhập hằng năm

Hiện nay, có nhiều người làm công việc phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu theo hai hình thức là người làm việc tự do và nhân viên chính thức. Nhưng sự thật là ngày nay những người chỉ làm mỗi công việc phiên dịch mà không làm thêm các nghề khác là rất khó để trang trải cuộc sống.

Phần lớn sẽ là những người kiếm thêm các công việc chính khác hoặc là làm thêm cả nghề tay trái khác. Trong khi đó, số người làm công việc phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu như một nghề chính thì lại rất ít ỏi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Dân số, tại Việt Nam có khoảng 2.5 triệu người điếc và người  khiếm thính. Trong khi đó, số lượng phiên dịch viên Ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp chỉ khoảng 10 người, một mức chênh lệch lớn (0,0004%), dù số lượng nhu cầu giao tiếp với người nghe của người điếc là vô cùng. Đa số, người học ngôn ngữ ký hiệu là người không chuyên, đó là người nhà người điếc chỉ học ở mức giao tiếp thông thường hàng ngày.

Mời các bạn xem thêm video về Nghề Phiên dịch ngôn ngữ ký tự của UNICEF Việt Nam tại đây

( nguồn: tổng hợp)


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn