Nếu các kiến trúc sư truyền thống làm nên cấu trúc tòa nhà thì các kiến trúc sư dữ liệu (data architect) là người thiết kế hệ thống quản lý dữ liệu.

How to Become a Data Architect [+Salary & Career Guide]

Kiến trúc sư dữ liệu làm gì? 

Kiến trúc sư dữ liệu – Data Architect là các chuyên gia CNTT, những người tận dụng các kỹ năng thiết kế và khoa học máy tính của mình để xem xét và phân tích cơ sở hạ tầng dữ liệu (data infrastructure), lập kế hoạch cơ sở dữ liệu (database) và triển khai các giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu cho tổ chức và người dùng của họ.

Hiện nay, các lĩnh vực mà kiến trúc sư dữ liệu có thể làm việc bao gồm công nghệ, giải trí, chăm sóc sức khỏe, tài chính…

Một data architect chịu trách nhiệm đánh giá kiến trúc dữ liệu hiện tại, giữ an toàn cho cơ sở dữ liệu. Tùy thuộc vào lĩnh vực của tổ chức mà công việc hàng ngày có thể bao gồm:

  • Chuyển các yêu cầu kinh doanh thành cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu (data warehouses) và luồng dữ liệu (data streams)
  • Đảm bảo tính chính xác của dữ liệu (data accuracy) và khả năng truy cập dữ liệu (data accessible)
  • Phân tích, lập kế hoạch và xác định khung kiến trúc dữ liệu (data architecture framework), bao gồm bảo mật (security), dữ liệu tham chiếu (reference data), siêu dữ liệu (metadata) và dữ liệu chính (master data) 
  • Tạo và thực hiện các quy trình và thủ tục liên quan đến quản lý dữ liệu (data management)
  • Cộng tác cùng các nhóm khác trong tổ chức để đưa ra và thực hiện chiến lược dữ liệu (data strategy), xây dựng mô hình đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của các bên liên quan
  • Nghiên cứu các cơ hội thu thập dữ liệu (data acquisition)
  • Phát triển giao diện lập trình ứng dụng (API) để truy xuất dữ liệu.

 

Công việc của kiến trúc sư dữ liệu

Kiến trúc sư dữ liệu đòi hỏi người học nhiều thời gian “chui rèn”. Để phát triển tốt trong lĩnh vực này, cần có một lộ trình học tập rõ ràng và cụ thể.

Lộ trình trở thành Kiến trúc sư Dữ liệu  

Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của một kiến trúc sư dữ liệu, dưới đây là một vài gợi ý.

Bằng cấp : khoa học máy tính Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Toán Tin ứng dụng hoặc chuyên ngành khác có liên quan.

Theo Cục thống kê lao động Mỹ (BLS), bằng cử nhân là yêu cầu đầu vào phổ biến nhất đối với công việc kiến trúc sư dữ liệu. Sở hữu tấm bằng về khoa học máy tính hoặc khoa học dữ liệu là ưu điểm để bắt đầu xây dựng sự nghiệp ở lĩnh vực này.

Bắt đầu tham gia các khóa học về hệ điều hành, kiến trúc công nghệ, quản lý dữ liệu, hệ thống cơ sở dữ liệu và phân tích hệ thống để trau dồi nền tảng kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Bắt đầu một công việc cấp đầu vào (entry level) về dữ liệu

Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm kiến trúc sư dữ liệu có ít nhất 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan như quản trị cơ sở dữ liệu, lập trình, quản lý hệ thống dữ liệu hoặc vai trò tương tự. 

Đối với những người chưa có mức kinh nghiệm trên, bạn có thể bắt đầu với tư cách là nhà phân tích dữ liệu, kỹ sư dữ liệu và phát triển theo định hướng của bản thân.

 

The Salesforce Data Architect - WayPath

Chứng nhận nghiệp vụ

Sau khi bắt đầu tích lũy kinh nghiệm, bạn cũng có thể chọn theo đuổi chứng chỉ chuyên môn để nâng cao sơ yếu lý lịch của mình.

  • Certified Data Professional (CDP): Chứng chỉ của Viện chứng nhận chuyên gia máy tính (Institute for Certification of Computing Professionals) cho phép người nộp đơn chọn từ các chuyên ngành khác nhau để học tập như thiết kế và phân tích dữ liệu, phân tích kinh doanh, tích hợp dữ liệu và khả năng tương tác, lưu trữ dữ liệu, kiến trúc dữ liệu doanh nghiệp và quản lý dữ liệu.
  • Certified Data Management Professional (CDMP): Chứng chỉ kiến trúc dữ liệu này được cung cấp bởi Hiệp hội quản lý dữ liệu (Data Management Association). Chương trình có 04 cấp độ tùy thuộc vào kinh nghiệm bạn có.
  • IBM Certified Data Architect – Big Data: Các nhà lãnh đạo ngành tại IBM cung cấp chứng chỉ này hướng tới những người thiết kế hệ thống xử lý dữ liệu phức tạp tương ứng với phạm vi quy mô lớn.

Công cụ phần mềm

  • Các công cụ bảo mật thông tin: Nmap, Kali Linux, NetSparker, Retina, Social Engineer Toolkit...
  • Các công cụ kiểm thử phần mềm như TestRail, Testpad hay Kobiton.
  • Các công cụ hỗ trợ: GitHub, Database Management (DBMS), Programming(Python/R)...
  • Công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu như Lucidchart,  DbDesigner.
  • Các công cụ quản lý dự án: Jira, Redmine, Agile...
  • Các phần mềm tin học văn phòng Word, Excel và PowerPoint.

Phạm vi việc làm

  • Các tập đoàn, doanh nghiệp hoặc các viện nghiên cứu dữ liệu.
  • Các đơn vị sự nghiệp, công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Vị trí nghề nghiệp liên quan

  • Nhân viên quản lý dữ liệu
  • Nhà khoa học dữ liệu
  • Nhân viên khoa học dữ liệu
  • Nhân viên thiết kế cơ sở dữ liệu
  • Nhân viên quản trị cơ sở dữ liệu

Kiến trúc sư dữ liệu có thu nhập như thế nào?    

Mức lương trung bình hàng năm của kiến trúc sư dữ liệu ở Mỹ là $118.868 USD theo Glassdoor năm 2021. Mức lương phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô công ty, mức độ kinh nghiệm và ngành nghề làm việc. Ví dụ: kiến trúc sư dữ liệu làm việc ở các khu vực đô thị lớn như San Francisco và New York có xu hướng kiếm được mức lương cao hơn mức trung bình toàn quốc.

Mức lương ngành kiến trúc sư dữ liệu

Kiến trúc sư dữ liệu tại các quốc gia phát triển được xem là công việc mơ ước với lương thưởng cao và hình thức làm việc đa dạng.

Mức lương trung bình của Data architect ở Đông Nam Á (SEA) có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc mức độ kinh nghiệm, ngành và công ty. Ở quốc gia có chi phí sinh hoạt thấp hơn như Việt Nam, mức lương cho Kiến trúc sư dữ liệu có thể thấp hơn, với mức trung bình thường rơi vào khoảng 300 triệu VNĐ đến 800 triệu VNĐ/ năm.

Dữ liệu là một thành phần ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp trong nhiều ngành, điều này có thể giải thích cho nhu cầu về kiến trúc sư dữ liệu. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) dự đoán rằng cơ hội việc làm của cơ sở dữ liệu và dữ liệu đến năm 2030 sẽ tăng 8%.

(nguồn: Tổng hợp thông tin từ Internet)

Còn tiếp phần 2: Data Architect: Tất tần tật về Kiến trúc sư dữ liệu (P.2)

Mời bạn đóc thêm về xu hướng thế giới nghề nghiệp tại đây

Kiến trúc sư bảo mật và con đường sự nghiệp (P.1)

Kiến trúc sư bảo mật và con đường sự nghiệp (P.2)

Ngành An ninh mạng và những điều cần biết

 

 

 


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn