Đã bao giờ bạn cảm thấy bản thân rất hướng ngoại, dễ hòa nhập vào đám đông. Nhưng đôi khi lại muốn tách biệt khỏi thế giới và tìm kiếm không gian riêng cho bản thân, trở nên cô độc. Đây là những biểu hiện của những cá nhân mắc hội chứng hướng ngoại cô đơn. Vậy hướng ngoại cô đơn là gì? Có những biểu hiện như thế nào? Hãy cùng KeySkills tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
"Hướng ngoại cô đơn" là thuật ngữ để mô tả những người có thể tự mình hòa vào đám đông nhưng cũng có thể tự tách mình ra. Đây là kiểu người rất khó nắm bắt.
"Hướng ngoại cô đơn", có tên khoa học là Outgoing Autism, hay còn được biết đến với tên gọi khác - “tự kỷ hướng ngoại”. Hội chứng này bao gồm các cá nhân rất dễ hòa nhập với đám đông, cộng đồng và xã hội, nhưng cũng thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi mọi người. Hai khái niệm “cô độc” và “hướng ngoại” hoàn toàn trái ngược nhau, thế mà lại tồn tại bên trong tâm trí của họ. Thế nên những người mắc phải hội chứng này thường rất khó hiểu và khó để kết nối.
Ảnh: Internet
Các biểu hiện cô độc hướng ngoại thường gặp
Để có thể nhận biết bản thân hoặc một cá nhân nào đó có đang mắc phải hội chứng hướng ngoại cô đơn hay không? Liệu hướng ngoại cô đơn có phải bệnh? Và hướng ngoại cô đơn và hướng nội liệu có giống nhau? Có thể xét đến một số biểu hiện thường gặp dưới đây.
1. Điện thoại luôn bên mình
Điện thoại là công cụ được sử dụng với mục đích liên lạc, giải trí, đọc báo,.... Tuy nhiên, đối với những người kiểu "Cô độc hướng ngoại", điện thoại được xem như một lá chắn giúp họ có thể tự giải cứu mình khỏi những tác nhân bên ngoài.
Khi không muốn giao tiếp, họ sẽ vờ như trong điện thoại có gì đó thu hút mà lơ đi hoạt động xung quanh. Họ sẽ rất sốt sắng khi quên không mang điện thoại theo mình hay điện thoại không có sóng, hết pin,...
2. Đối xử với từng người bằng những tính cách khác nhau.
Đối với người lạ, họ lạnh nhạt, thờ ơ và được đánh giá khó gần. Đối với người đã quen biết, họ trò chuyện đúng chừng mực và không bộc lộ quá nhiều cảm xúc. Thế nhưng còn với những người thân thiết, họ như biến thành một con người khác, có thể rất nhiệt tình nói chuyện.
Nói một cách đơn giản hơn, khi gặp mỗi người khác nhau với các tình trạng quan hệ khác nhau, người cô độc hướng ngoại sẽ có một cách đối xử khác nhau.
3. Từ nhỏ đã rất hiểu chuyện.
Có thể do lý do ít nói, giao tiếp có chọn lọc nên từ nhỏ, kiểu người này đã học được cách quan sát và lắng nghe nhiều hơn. Họ cũng nhận thức được sâu sắc những việc mình nên làm và không nên làm.
4. Có lúc rất thần kinh nhưng có lúc rất bình tĩnh.
Sẽ có lúc, họ trút bỏ hết sự phòng bị của bản thân để cho bạn thấy sự "điên rồ" của họ. Nhưng đôi khi, bạn sẽ thấy họ ngồi trầm mặc, suy nghĩ nghiêm túc về một điều gì đó.
Hoặc trong hoàn cảnh khó khăn, có thể chỉ vài giây trước họ vẫn còn cười nói, la hét nhưng vài giây sau đó lại có thể giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh đến khó tin.
5. Dễ bị một câu nói làm đau lòng nhưng không ai phát hiện.
Bề ngoài, họ có thể đang ngụy tạo cho bản thân một lớp vỏ bọc sắt đá, nhưng nội tâm lại rất dễ bị tổn thương. Đôi khi, chỉ bằng một câu bông đùa không chủ ý, mà họ để tâm suy nghĩ hay dằn vặt cả quãng thời gian dài.
Nếu người khác tỏ thái độ không thích, họ sẽ lập tức nghĩ xem bản thân làm gì chưa tốt. Bất luận chuyện gì xảy ra, dù là trong công việc hay tình cảm, học cho rằng tất cả đều là do lỗi của họ, chứ không phải vì người khác.
Ảnh: Internet
6. An ủi nhiều người nhưng không có ai an ủi bản thân.
Người cô độc hướng ngoại là kiểu luôn biết lắng nghe quan sát mọi việc xung quanh, Nên khi bạn bè, người thân gặp khó khăn, hay chuyện buồn, họ luôn sẵn sàng lắng nghe và bờ vai để người khác dựa vào. Vì đối với họ, hạnh phúc nhất là khi bản thân mình có thể khiến những người xung quanh vui vẻ.
Thế nhưng, khi họ cần người tâm sự, chia sẻ thì lại hiếm khi nói chuyện với người khác. Họ luôn vui vẻ trước mặt mọi người, gây ấn tượng bởi sự lạc quan, vui vẻ và nhiệt tình. Nhưng thực ra, họ chỉ không muốn thể hiện nội tâm yếu đuối ra bên ngoài, không muốn làm phiền người khác.
7. Hay hoài niệm về quá khứ.
Đối với những người cô độc hướng ngoại, họ đi tìm hạnh phúc theo cách rất riêng. Họ luôn suy nghĩ về những kí ức đẹp trong quá khứ. Đó cũng chính là nguyên do tại sao họ không thiết tha sống với hiện tại cho lắm.
Kiểu người này luôn muốn là mình trong quá khứ, mong ước được quay lại quá khứ. Họ có xu hướng nghĩ cuộc sống ở thời điểm hiện tại chẳng có gì vui và ít tương tác bởi chính sự hoài niệm ấy.
(st)
Mời các bạn tiếp tục khám phá bản thân tại đây nhé.
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai