Lựa Chọn Nghề Nghiệp Thế Nào Khi Không Biết Mình Thích Nghề Gì?
Không biết mình thích hay mục tiêu nghề nghề tương lai là gì nên cứ mãi loay hoay không chọn được ngành học, không tìm được công việc phù hợp hoặc muốn đổi nghề khi đã quá chán công việc hiện tại.
Được làm một công việc phù hợp, phát huy được sở trường và có sự nghiệp phát triển và hạnh phúc là mơ ước của tất cả chúng ta. Nhưng làm cách nào hay có phương pháp nào giúp chúng ta tìm được hướng đi phù hợp trong khi chưa xác định được nghề nghiệp mục tiêu của mình?
Trên thực tế, rất nhiều bạn trẻ mới học xong học kỳ 1 của năm nhất đã bảo lưu để thi lại đổi ngành, có bạn 3 năm 3 lần đổi ngành vì không thấy phù hợp, không hiểu ngành mình học và đầu ra của ngành, sinh viên mới ra trường ngày nay loay hoay trong việc chọn nghề nghiệp hoặc làm việc mình không thích vì không biết mình thích nghề gì. Hay thậm chí nhiều người lăn lộn ngoài cuộc sống rất nhiều năm vẫn chưa thể tìm ra công việc lý tưởng cho mình.
Vậy phải làm sao để chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân khi không
1. Khám phá tiềm năng của chính mình bằng cách đặt ra những câu hỏi
Hãy dành thời gian để suy ngẫm và đánh giá lại những giá trị mà mình đang có. Chúng bao gồm các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và tính cách cá nhân. Từ đó làm cơ sở để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Bạn có thể tham khảo những câu hỏi dưới đây để khám phá năng lực bản thân mình khi không biết mình thích nghề gì:
Bên cạnh đó, hãy nghĩ đến một môi trường làm việc lý tưởng mà bạn tự tin sẽ phát huy được hết tiềm năng của mình ở đó. Bạn có thể nghĩ đến những câu hỏi như:
Phân tích về chính bản thân mình là bước đầu tiên để phá vỡ rào cản trong tâm trí khi không biết mình thích nghề gì. Hãy tự đặt ra cho mình càng nhiều câu hỏi càng tốt, và sau đó viết ra mọi suy nghĩ, chi tiết mà bạn có trong đầu cho từng câu hỏi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo bài trắc nghiệm nghề nghiệp Holland (RIASEC) – bài trắc nghiệm đưa ra lời khuyên về lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tính cách và điểm mạnh của bạn.
2. Chọn nghề dựa vào kỹ năng bạn có
Nắm giữ nhiều kỹ năng quan trọng giúp ích cho việc chuyển từ ngành này sang ngành khác dễ dàng. Một báo cáo của Burning Glass chỉ ra rằng, kỹ năng nghiên cứu luôn được xếp hạng cao trong top 10 kỹ năng quan trọng nhất của hầu hết các ngành công nghiệp khác nhau; từ tiếp thị và PR đến chăm sóc sức khỏe và CNTT.
Hãy suy nghĩ rộng ra và xem xét kỹ năng cứng và mềm; cùng kinh nghiệm làm việc trước đó của bản thân; có thể ứng dụng cho một ngành công nghiệp khác hay không. Ví dụ, bạn luôn yêu thích âm nhạc, nhưng lại có tông điếc. Thay vì học guitar, bạn học thiết kế và sử dụng các kỹ năng đó cho việc thiết website của các ban nhạc; hoặc hãng thu âm.
Hay với người làm trong lĩnh vực F&B, bạn không nấu ăn ngon và không đủ tài chính để mở hàng quán của chính mình; thì việc trở thành phóng viên; biên tập viên chuyên mục “Ẩm thực” cũng là lựa chọn thú vị. Vì bạn có khả năng viết lách và chụp ảnh món ăn thu hút chẳng hạn.
3. Nói chuyện với nhiều người và tìm hiểu về công việc của họ
Không phải ai cũng có cơ hội để trải nghiệm tất cả các công việc để biết mình muốn làm gì.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với những người làm việc trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm để tìm hiểu về con đường sự nghiệp của họ và nhận lời khuyên để lựa chọn nghề nghiệp.
Đó có thể là một mentor, bạn bè, hoặc người thân quen của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm tìm việc làm trên mạng xã hội, lập các chủ đề để thu hút mọi người đưa ra ý kiến và trao đổi thêm nếu thấy cần thiết.
4. Lập danh sách các công việc muốn thử sức
Sau khi hiểu hơn về tiềm năng của bản thân và có được ý kiến trao đổi từ nhiều người, đây là lúc bạn dần hình dung được công việc mà mình muốn theo đuổi.
Hãy liệt kê hết ra mọi chức vụ, những công ty và lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm, hay một mô tả công việc mà bạn muốn làm.
Có rất nhiều nguồn công việc khác nhau để bạn lựa chọn nghề nghiệp khi không biết mình thích nghề gì.