Nhà KeySkills có những khóa học gì đặc biệt. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.

Hiện là sinh viên, đang hoang mang với ngành, nghề mình đã chọn. Với những đắn đo, khúc mắc trong lòng “Liệu mình đã chọn sai nghề, hình như nghề này không phù hợp với mình…” vân vân và mây mây. Thì xin đừng vội quyết định, hãy dừng lại để kiểm tra. Bạn biết không, mọi quyết định dù lớn hay nhỏ của bạn đều tác động đến cuộc đời và tương lai sau này của chính mình. Đừng để hối hận càng hối hận.

May mắn thay, KeySkills có cơ hội được nghe nhiều câu chuyện, tâm sự của các bạn trẻ. Và những vấn đề về ngành nghề, không xác định được phương hướng tương lai hay không hiểu nổi chính mình… là những vấn đề khá phổ biến không chỉ mỗi riêng bạn gặp phải. Vì vậy đừng lo lắng có KeySkills đây.

Với một công thức đúng sẽ có ra kết quả chính xác, KeySkills sẽ thiết kế công thức cho bạn, việc bạn cần làm là áp dụng sao cho đúng, linh hoạt với hoàn cảnh, tình huống của mình.

👇Công thức bí mật nhà KeySkills chính là “THIẾT KẾ BẢN ĐỒ NGHỀ NGHIỆP”.

Nó là gì? Học làm sao? Áp dụng thế nào? 6 bài học nào bạn không nên bỏ lỡ.

1.KHÁM PHÁ BẢN THÂN

🔎Bản thân là một tòa tháp kiên cố với những kho tàng bí mật mà ngay cả bản thân cũng chưa thể biết hết. Những sở thích, kỹ năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp, năng lực (học tập, làm việc) chính là sợi dây liên kết dẫn bạn đến con đường nghề nghiệp phù hợp với chính mình. KeySkills đồng hành cùng bạn, dành thời gian tìm hiểu 5 gốc rễ sâu xa của chính bản thân bạn.

Nhưng đừng vội chọn vài ba sở thích kết hợp với bốn năm yêu cầu của một ngành nghề nào đó, mà bạn đã xác định mình phù hợp với ngành này không phù hợp với nghề kia. Hãy đi tiếp bước 2.

2. NGHIÊN CỨU NGHỀ NGHIỆP

🔎Cùng bạn  tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi:

  • Liệu ngành bạn đang học sẽ ra làm những công việc như thế nào?

  • Các công việc đó yêu cầu năng lực ra sao?

  • Những giá trị nghề nghiệp và cá tính của mình sẽ phù hợp với môi trường nào?

  • Bản thân yêu thích đảm nhận vai trò công việc gì?

  • Những kỹ năng nào cần phải rèn luyện để phù hợp hơn với nghề đó?

3. HỌC QUA TRẢI NGHIỆM

🔎Nếu mọi lý thuyết chỉ dừng lại ở lý thuyết thì đó chỉ là lý thuyết suông. Hãy hành động. Sau khi hiểu mình, tìm nghề, hãy bắt đầu dấn thân. 

Giúp bạn biết tầm quan trọng của việc lên kế hoạch. Cùng bạn lên một lộ trình trải nghiệm, học hỏi, nâng cao kỹ năng, khả năng để xem xét liệu bản thân có phù hợp với nghề mình đang theo đuổi không?

Với rất nhiều hoạt động cho bạn lựa chọn cơ hội trải nghiệm: tham gia CLB, cộng tác viên, tình nguyện viên, làm thêm part-time,...

Sau khi thử thách, va vấp nhiều bạn sẽ đủ hiểu cơ sở để đưa ra quyết định ở bước 4.

4. ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH

🔎Với những cơ sở căn bản bạn đã có được ở các bước trên. Bạn sẽ trả lời được những câu hỏi bạn đã băn khoăn từ lâu?

Thực sự công việc/ ngành/ nghề mình đang chọn có tốt không? Có đúng như những gì bạn nghĩ hay chỉ là những sở thích nhất thời?
Liệu đây có phải công việc/ ngành/ nghề bạn có khả năng làm được và rất tốt không? Hay chỉ đơn thuần là thích và rất thích thôi.

Bạn đã sẵn sàng chấp nhận làm công việc đó không? Nó có quá sức hơn so với những gì bạn đã nghĩ?

Sau những câu trả lời sẽ giúp bạn biết được liệu bản thân có phù hợp hay không. 

5. KỸ NĂNG TÌM VIỆC

🔎Biết bản thân phù hợp với nghề gì, khả năng của bản thân đến đâu sẽ giúp bạn dễ dàng nâng cấp bản thân cho phù hợp với những lựa chọn nghề nghiệp, công việc.

Trong quá trình tìm việc bạn cần tìm hiểu kỹ về công ty bạn muốn đồng hành, nắm rõ kỹ năng đặc trưng nghề nghiệp.

Thực tế, các bạn trẻ thường nghĩ những kỹ năng bản thân có được đều áp dụng được trong mọi trường hợp, mọi văn hóa, mọi phong cách làm việc, yêu cầu  ngành/nghề. Nhưng không, mọi kỹ năng đều cần thiết nhưng ở mỗi đặc thù nghề nghiệp mức độ yêu cầu kỹ năng lại cao thấp khác nhau.

Bạn chuyên về Sale thì khả năng giao tiếp, lắng nghe, quan sát sẽ cần cao hơn so với một bạn chuyên về IT. Bạn chọn ngành Marketing, trong đó, những người làm Content Writer không yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm cao như những người làm Digital Marketing.

6. QUẢN LÝ NGHỀ NGHIỆP

🔎Hãy nhớ, môi trường làm việc không giống môi trường học tập, cũng không giống môi trường làm thêm. Bạn nên tìm hiểu và học được cách quản trị bản thân gồm: quản trị cảm xúc, thời gian, công việc, lập kế hoạch cũng như năng lượng.

Từ những bước cơ bản rồi dần dần cải thiện lên bạn sẽ biết cách ứng dụng, linh hoạt phù hợp với phong cách làm việc của bạn. 

Bạn cũng có thể lập cho mình một bản mô tả bản thân cho công việc hiện tại, cho công việc tương lai sao cho thỏa mãn sở thích, năng lực mà bạn đang có. KeySkills khuyến khích nên đưa ra những chỉ số có thể đo lường được, tránh tình trạng mơ hồ, chung chung. Giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn, quyết định chính xác, giảm bớt lo lắng. Bởi lẽ điều gì bạn không biết, không rõ thì bạn thường có xu hướng hay lo, hay nghĩ về.

BẢN ĐỒ NGHỀ NGHIỆP không đơn thuần là bước xác định phục vụ ngắn hạn trên hành trình tìm ngành/ nghề ngày hôm nay cho bạn. Nó có thể cập nhập, nâng cấp theo thời gian, đồng hành cùng bạn xuyên suốt trên hành trình nghề nghiệp sau này.

Nếu biết cách linh hoạt, tận dụng sử dụng triệt để, Bản đồ nghề nghiệp có thể là chìa khóa vàng giúp bạn mở ra con đường tương lai rõ ràng cho chính mình. 

Đọc thêm bài viết liên quan

Công thức 5B*2- Bớt hoang mang khi chọn ngành nghề

Tôi là ai? Ai là tôi?


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn