Chọn “sai” ngành học, và không tìm được việc như ý vì trăm ngàn lý do – ngành đó không “hot”, bạn không thích, không hợp hoặc không có khả năng. Cảm giác chán nản, bế tắc, rối bời là khó tránh khỏi.

Chúng ta đã trách cứ bố mẹ hay bản thân chưa - chắc chắn "Đã từng". Chúng ta đã từng mất phương hướng không - "Có chứ". Chúng ta đã có lúc thất vọng về chính mình - "Chắc chắn rồi"

Theo khảo sát thực tế thì hơn một nửa số sinh viên được hỏi đã từng ít nhất một lần cảm thấy nuối tiếc và muốn chọn lại ngành học, hay rộng hơn là đưa ra những quyết định chưa đúng đắn cho tương lai.

Thay vì tìm cách cứu chữa những lựa chọn sai, hãy đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng để cùng con đưa ra những định hướng lựa chọn đúng đắn nhé ba mẹ!

Theo khung chương trình đào tạo chung của các trường đào tạo TC/CĐ/ĐH ở Việt Nam, các bạn sẽ bắt đầu được tiếp cận với các môn chuyên ngành từ năm thứ 2 hoặc thứ 3, sau 1 năm học các môn đại cương. Từ đây các bạn bắt đầu nhận thức được sự phù hợp của bản thân với ngành học như thế nào?

Rồi xong, bạn bắt đầu có dấu hiệu của sự lỡ học sai ngành, triệu chứng dễ nhận thấy của các bạn là mệt mỏi, chán nản không còn hứng thú với các môn học dù năng lực học tập vẫn đáp ứng được yêu cầu, hoặc rất chật vật mãi mới qua môn; hoặc không thể qua môn mặc dù các bạn đã nỗ lực rất nhiều.

Lúc này, giải pháp của bạn sẽ chọn là.......

KIÊN TRÌ TIẾP TỤC KHÁM PHÁ, MỞ RỘNG THÊM NGÀNH HỌC

Bạn không thích ngành hiện tại, nhưng ba mẹ vẫn động viên thử nỗ lực kiên trì với lựa chọn ban đầu, biết đâu nó sẽ mở ra cho bạn những cơ hội mới, những điểm thú vị mà chưa khám phá ra. Hoặc bản thân chúng ta nghĩ rằng ngành đó hợp , và cũng có thể chẳng qua là mình chưa cũng chưa thể tìm cho bản thân một phương án khác thay thế?

Ưu điểm: Phương án này giúp ban không bị áp lực phải bắt đầu lại, tiết kiệm tài chính, thời gian. Và cũng là để cho ban có thêm cơ hội tìm hiểu về ngành, biết đâu ban sẽ thấy hứng thú sau khi học và mở rộng tìm hiểu về ngành học.

* Lưu ý: ban theo đuổi một điều mình không hứng thú chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là trong một thời gian dài, trong trường hợp rủi ro, nó có thể ảnh hưởng tâm lý lâu dài hoặc sau khi ra trường ban rất khó tìm được một công việc tốt phù hợp và ảnh hưởng đến cho suốt sự nghiệp của ban sau này.

RẼ SANG HƯỚNG ĐI MỚI – CHỌN NGÀNH MỚI, MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP MỚI

Lỡ học sai ngành, nếu ba mẹ có điều kiện tài chính tốt, thì sẽ chọn giải pháp cho các ban là

Dừng học, bảo lưu kết quả học tập và thi lại vào một ngành học khác ở trường khác mà bản thân thấy phù hợp hơn.

Hoặc đi du học để bắt đầu lựa chọn 1 ngành mới ở một môi trường giáo dục tiến tiến trên thế giới ( trường hợp này Nga gặp khá thường xuyên)

Ưu điểm: Việc này sẽ giúp ban rũ bỏ tinh thần mệt mỏi khi phải theo học ngành mà bản thân không hứng thú và bắt đầu một ngành mới có thể phù hợp với ban hơn.

* Lưu ý khi quyết định chọn giải pháp này cho bạn, ba mẹ cần giúp bạn:

- Hiểu mình: Hiểu rõ bản thân

- Hiểu nghề: Ngành nghề con chọn có phù hợp với ban ? Có thể phát triển thế mạnh của bản thân?

- Hiểu nhu cầu xã hội: Ngành nghề có phù hợp với xu hướng của xã hội trong 5 – 10 năm tới?

- Hãy nhớ rằng ban chọn ngành cho tương lai sau khi ra trường, chứ không phải chọn ngành Hot của hiện tại.

- Bạn sẽ chấp nhận bỏ phí 1-2 năm cùng công sức đã bỏ ra, kèm với đó có thể là chút tự ti, ngần ngại khi học cùng các bạn ít tuổi hơn, trong khi bạn bè đồng trang lứa đã ra trường và có công việc ổn định.

HỌC VĂN BẰNG HAI- LỢI KÉP KHI RA TRƯỜNG

Đây có thể coi là lựa chọn an toàn cho những bạn lực học khá giỏi. Học văn bằng hai sẽ tốn ít thời gian hơn. Hình thức học 2 văn bằng có thể học chọn phương án học 1 văn bằng offline và 1 văn bằng online

*Lưu ý: Không phải bạn nào cũng đủ năng lực học và sức khỏe để theo học. Học hai chuyên ngành sẽ tốn gấp đôi công sức và yêu cầu sự quyết tâm vô cùng lớn của con, nhưng lợi ích thu lại thì chưa chắc đã được như vậy.

HỌC THẠC SỸ TRÁI NGÀNH

Hiện nay ở các trường ĐH Việt Nam, hầu như chưa có quy định bắt buộc việc học thạc sỹ phải đúng chuyên ngành ở Đại học. Vì vậy, tâm lý rất nhiều bạn sau khi tốt nghiệp ĐH, thấy không hứng thú với việc tìm công việc đúng ngành học, hoặc thấy một ngành khác đang “hot” và nghĩ sẽ dễ dàng tìm việc hơn, nên đã quyết định tiếp tục học lên cao học nhưng với chuyên ngành khác hoàn toàn, gọi là “ Học thạc sĩ trái ngành”.

* Lưu ý: Trước khi quyết định có nên học thạc sĩ khác chuyên ngành hay không, điều quan trọng nhất là bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình, đánh giá mức độ cần thiết với công việc, với nhu cầu của bản thân để có lựa chọn đúng đắn để không lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức. Liệu sau 2 năm cầm tấm bằng thạc sĩ trái ngành, con chúng ta có tìm được 1 công việc như chúng ta và con nghĩ không?

TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ VÀ GẶP GỠ CHUYÊN GIA/CHUYÊN VIÊN ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Một điều rất quan trọng mà ba mẹ và con có thể làm cho chính mình và con là tìm kiếm cho bản thân sự giúp đỡ từ các chuyên viên/chuyên gia định hướng và phát triển nghề nghiệp trước khi có bất kỳ một sự lựa chọn nào, nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc bị lặp lại. Họ có thể giúp con xác định con đường tốt nhất, giúp con chọn chuyên ngành mới. Hãy thảo luận về loại nghề nghiệp con muốn và các loại chuyên ngành có thể giúp con đạt được điều đó. Ngoài ra, họ còn có thể gợi ý những khóa học bổ sung mà con cần tham gia và con cần làm gì để thực hiện mục tiêu.

Thay vì tìm cách cứu chữa những lựa chọn sai, hãy đầu tư chuẩn bị kỹ lưỡng để đưa ra những định hướng lựa chọn đúng đắn nhé bạn!


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn