Một ngành nghề thoáng nghe tưởng lạ nhưng cực kỳ gần gũi, lương thưởng tốt.

Có một ngành nghề nghe tên rất lạ nhưng tính chất công việc rất quen thuộc, gần gũi. Đó là ngành F&B, dự báo cực phát triển trong tương lai, trở thành một xu hướng nghề nghiệp. Ngành nghề này đang thu hút nhiều bạn trẻ thử sức. Đặc biệt, khi làm việc trong ngành F&B, bạn sẽ nhận được mức lương thưởng tương đối tốt. Vậy ngành này là gì, yêu cầu ra sao, cơ hội việc làm thế nào? Hãy theo dõi thông tin ngay ở phần dưới đây.

NGÀNH F&B LÀ GÌ? MÔN CHUYÊN NGÀNH RA SAO?

Ngành F&B (Food and Beverage) là loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Nơi cung cấp dịch vụ F&B phổ biến có thể kể đến là khách sạn và các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập như nhà hàng, quán café, quán ăn,… Riêng với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, F&B là một trong những yếu tố mang lại nguồn doanh thu cao nhất, bên cạnh dịch vụ thuê phòng lưu trí, bởi tốc độ phát triển cũng như tỷ suất lợi nhuận mà nó mang lại.

Hiện nay, dịch vụ F&B được chia thành 3 nhóm chính:

- Phục vụ tại bàn (Waiter service): Thực khách được nhân viên phục vụ ngay tại bàn ăn.

- Tự phục vụ (Self service): Khách hàng được phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn.

- Phục vụ hỗ trợ (Assisted service): Khách được phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn.

Các bạn cần phân biệt ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan, trong khi đó, F&B là một chuyên ngành, phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Sinh viên theo đuổi ngành F&B sẽ có những trải nghiệm thú vị khi xây dựng kiến thức về các loại rượu, bia, cocktail và nghệ thuật ăn uống. Ngoài ra, kiến thức trong ngành này rất thực tế. Chẳng hạn, bạn sẽ được học các môn như:

- Nghiệp vụ cơ bản trong ngành dịch vụ.

- Quản trị đa văn hóa.

- Tính toán chi phí thực phẩm và nguyên liệu.

- Thiết kế thực đơn.

- Cách bố trí không gian - ẩm thực.

- Lập kế hoạch tài chính.

Đặc thù của ngành F&B là yêu cầu sinh viên nắm được quá trình vận hành dịch vụ ăn uống tại nhà hàng. Và hiểu rõ những vấn đề trong thực phẩm, chẳng hạn như nguồn cung ứng thực phẩm địa phương, thực pahẩm hữu cơ. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn khơi dậy tiềm năng về sự tinh tế khi chế biến và phục vụ các món ăn, cũng như đòi hỏi sự chăm chỉ, nắm vững lý thuyết và tập trung đầu tư vào sản phẩm phục vụ đến khách hàng.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM TRONG NGÀNH F&B VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM

Để làm việc trong ngành F&B, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ bài bản.

- Có kinh nghiệm thực tế.

- Có sức khỏe tốt, có thể làm việc liên tục trong thời gian dài.

- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và nhanh nhẹn.

- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là đôi bàn tay.

- Giữ thái độ thân thiện, vui vẻ với khách hàng và hòa đồng với đồng nghiệp.

Theo nghiên cứu ngành thực phẩm tại Việt Nam, ngành F&B có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Chính sự phát triển mạnh mẽ ấy đã kéo theo nhu cầu nhân lực tăng cao. Từ những vị trí không yêu cầu nhiều kinh nghiệm như thu nhân, tiếp tân, nhân viên phục vụ,… Đến những vị trí có nhiều kinh nghiệm như: Đầu bếp, người quản lý, bartender,… đều được các doanh nghiệp tuyển dụng liên tục.

Thực tế cho thấy, những việc làm ngắn hạn trong ngành F&B là công việc dễ tìm kiếm nhất hiện nay. Do đó, nếu bạn yêu thích môi trường làm việc trẻ trung, năng động và nhiều thử thách thì những việc làm trong ngành F&B hoàn toàn phù hợp.

Đây chính là cơ hội cho những bạn đang có đam mê về ẩm thực sẽ tìm được công việc đúng với sở thích và đam mê của mình. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị nhà hàng khách sạn, bạn có thể làm các công việc sau đây:

  • Quản lý hay nhân viên giám sát một số bộ phận như: nhà bếp, bàn, bartender,…
  • Quản lý điều hành: khách sạn, resort, nhà hàng, trung tâm tổ chức sự kiện,…
  • Chuyên viên tổ chức, điều hành tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng khách sạn, tổ chức sự kiện hội nghị,…
  • Chuyên viên đào tạo, quản lý nhân sự hay chất lượng dịch vụ tại các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng Fast Food.
  • Chuyên viên marketing thương hiệu dịch vụ cho các khách sạn, nhà hàng
  • Chuyên viên quản lý nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống tại những cơ quan quản lý nhà nước
  • Giảng viên ngành quản trị khách sạn, du lịch, nhà hàng, dịch vụ ăn uống tại các trường Cao đẳng, Đại học có ngành đào tạo liên quan.
  • Tự mở nhà hàng dịch vụ ăn uống hoặc làm công tác quản lý, điều hành.

Một số câu hỏi tuyển sinh ngành F&B

Ngoài thắc mắc ngành F&B là gì? Không ít bạn còn thắc mắc một số vấn đề như:

Ngành F&B học khối nào?

Ngành Quản lý khách sạn nhà hàng cũng nằm trong số các ngành hot hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu tuyển sinh và bổ sung nguồn nhân lực cho ngành, hiện  nay hành F&B  mở rộng xét tuyển thí sinh ở các khối:

  • A (Toán – Lý – Hóa)
  • A1 (Toán – Lý – Anh)
  • C (Văn – Sử – Địa)
  • D1 (Toán – Văn – Anh)

Ngoài ra một số trường xét tuyển cả các khối:

  • D3 (Toán – Văn – Pháp)
  •  D4 (Toán – Văn – Trung)
  •  D78 (Văn – KHXH – Anh)
  •  D90 (Toán – KHTN – Anh)
  • D96 (Toán – KHXH – Anh)

Tùy mỗi trường, chuyên ngành quản lý nhà hàng khách sạn sẽ có các khoa và các ngành khác nhau như:

  • Quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn
  • Văn hóa du lịch – Quản trị du lịch khách sạn
  • Quản trị khách sạn du lịch
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Quản trị kinh doanh du lịch

Điểm chuẩn ngành F&B

Tùy mỗi trường, số lượng và chất lượng của hồ sơ ứng tuyển mà có mức điểm chuẩn cho ngành quản lý nhà hàng, khách sạn không giống nhau. Nếu tuyển sinh dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia hay kết quả học tập THPT thí sinh sẽ có nhiều thời gian, nhiều lựa chọn để tham khảo xem trường nào có điểm chuẩn phù hợp với khả năng và điểm thi của bản thân.

Điểm chuẩn ngành quản lý nhà hàng, khách sạn những năm gần đây dao động từ 15 đến 26 điểm, tức là ở mức học lực khá nếu xét theo điểm thi THPT. Đây cũng là cơ hội tốt cho những bạn đam mê và yêu thích nghề này.

Các trường có ngành F&B

Cả nước hiện nay có hơn 40 trường đào tạo ngành quản lý điều hành nhà hàng khách sạn. Trong số đó tập trung  nhiều hơn cả ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Do đó việc chọn trường cho các thí sinh không quá khó. Phần lớn các trường đào tạo ngành này đều có đầy đủ các trang thiết bị và đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm với vốn kiến thức, thực hành rất sát thực tế.

Tùy vào vị trí, nhu cầu của mỗi thí sinh để chọn được trường học phù hợp với mình. Hiện nay có một số các trường đại học đào tạo ngành quản lý nhà hàng, khách sạn và các chuyên ngành liên quan uy tín như:  

  • ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội
  • ĐH Kinh tế Quốc dân
  • ĐH Thương Mại
  • ĐH Công nghiệp Hà Nội
  • ĐH Hạ Long
  • ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
  • Khoa Du lịch – ĐH Huế
  • ĐH Nha Trang
  • ĐH Yersin Đà Lạt
  • ĐH Ngoại ngữ – Tin học Tp.HCM
  • ĐH Tài chính – Marketing
  • ĐH Kinh tế – Tài chính Tp.HCM
  • ĐH Văn Lang
  • ĐH Nguyễn Tất Thành
  • ĐH Hoa Sen

MỨC LƯƠNG THƯỞNG THẾ NÀO?

Mức lương của ngành F&B được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung. Cụ thể như sau:

- Tổng thu nhập cấp Quản lý điều hành nhà hàng khách sạn dao động từ 12 – 50 triệu đồng/tháng.

- Tổng thu nhập của nhân viên bếp/phụ bếp dao động từ 6 – 25 triệu đồng/tháng.

- Tổng thu nhập vị trí nhân viên ẩm thực/bàn/bar dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.

(nguồn bài và hình ảnh: tổng hợp)

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết HIỂU NGHỀHIỂU MÌNH

Du học nghề định cư ngành Bếp tại Phần Lan


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn