Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua về nghề “Thiết kế nội thất”, ai cũng biết rằng đây là công việc của một kiến trúc sư. Còn thuật ngữ Interior Designer thì có vẻ còn xa lạ tại Việt Nam. Interior Designer hay có nghĩa là thiết kế nội thất. Một ngành nghề được cho là rất hot trên thị trường việc làm những năm gần đây. Vậy bạn đã biết gì về nghề này hay chưa, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Khái niệm Interior là gì? Những sự hấp dẫn của nghề Interior Designer
Nếu bạn là dân “trong ngành” thiết kế thì thuật ngữ này có lẽ đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên với những người công tác, làm việc trong lĩnh vực khác thì có thể nói với họ đây là một khái niệm hoàn toàn mới. Vậy Interior có nghĩa là gì?
Interior là một thuật ngữ tiếng Anh, dịch sát nghĩa tiếng Việt nó có nghĩa là “nội thất”, chúng ta hay bắt gặp từ này đi kèm với những từ khác tạo nên các khai niệm như Interior Designer (thiết kế nội thất) hay Interior Decorator (trang trí nội thất). Nhưng thông thường, dân trong ngành dung khái niệm Interior Designer nhiều hơn. Thực tế cho thấy đây là ngành nghề “hot”, đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao trong giới trẻ hiện nay. Vậy nghề Interior Designer có những gì hấp dẫn mà có thể thu hút giới trẻ đến vậy, liệu bạn có biết?
Thuật ngữ Interior Designer (thiết kế nội thất) được hiểu rằng đây là sự phối hợp giữa những giá trị nghệ thuật và sự thấu cảm để tạo ra một không gian nhà đẹp và thích hợp, là ngành nghề tạo ra những sản phẩm liên quan mật thiết đến đời sống, cụ thể là không gian sống của con người. Nghề Interior Designer ngoài việc định hình phong cách của không gian nhà ở, mà Interior Designer còn là người tư vấn để cho ra những định hướng đúng đắn phụ hợp về không gian sống hợp lý nhất cho khách hàng. Người làm nghề này không dừng lại là người có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao mà đòi hỏi ở họ sự sang tạo không ngừng, không giới hạn và đặc biệt là có sự tinh tế trong việc cảm nhận không gian. Nghè Interior Designer không chỉ dừng lại là thiết kế nội thất nhà ở mà còn được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Theo khảo sát mới nhất, nghề Interior Designer hiện tại là một trong những hành nghề hot với nhu cầu sử dụng lao động cao, mức thu nhập hấp dẫn
2. Sự khác nhau giữa Interior Designer và Interior Decorator
Thực tế cho thấy, hiện nay tại Việt Nam, không chỉ người “ngoại đạo” mà chính cả dân trong nghề thiết kế cũng thường nhầm lẫn hai khái niệm này, nhưng thực tế là không phải vậy. Hai khái niệm Interior Desinor và Interior Decorator là hai khái niệm khác nhau, chỉ hai nghề khác nhau với những đặc trưng công việc khác nhau.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng thiết kế nội thất là việc mà một Kiến trúc sư phải nghĩ xem cách bài trí đồ đạc trong nhà sao cho hợp lý theo một phong cách nào đó, nhưng thực tế công việc của một người thiết kế nội thất không phải như vậy, nếu chỉ dừng lại ở việc sắp xếp đồ vật, bố trí không gian sống hợp lý thì người này chỉ được xem là một người trang trí. Tương tự như trong lĩnh vực thời trang, chúng ta có Stylist nghĩa là người định hướng phong cách ăn mặc thì trong ngành nội thất cũng có một “stylist” kiểu như vậy.
Một người làm thiết kế nội thất có nhiều việc hơn như thế, vì ngoài việc bài trí, sắp xếp không gian sống, một thiết kế nội thất là người phải có sự sáng tạo, sự cảm nhận nghệ thuật không gian sống để đưa ra những tư vấn, giải pháp tổng thể cho khách hàng như: phong cách không gian, tài chính, công năng công trình, cách vận hành công trình… Và một người thiết kế nội thất có khả năng tác động làm thay đổi thiết kế, thay đổi không gian để tương thích, phù hợp với mặt bằng thiết kế nội thất và đương nhiên là phù hợp với mong muốn, nhu cầu của khách hàng.
Một người Kiến trúc sư là một người với công việc đưa ra những giải pháp đồng bộ, tổng thể cho căn nhà thì người thiết kế nội thất yêu cầu cao nhất phải là sự tỉ mỉ và tinh tế, một người thiết kế nội thất phải chăm chút một cách vô cùng cẩn thận, phải hiểu được sở thích, nhu cầu của khách hàng, phải đặt mình vào trong cảm nhận của khách hàng, từ đó họ mới có thể tạo ra một không gian sống phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng.
Hay nói đơn giản, công việc trang trí nội thất là một phần trong thiết kế nội thất, nhưng ở chiều ngược lại công việc thi thiết kế nội thất không bao gồm việc phải trang trí không gian sống. Một người làm nghề thiết kế nội thất không chỉ là người làm đẹp cho không gian sống của khách hàng mà họ phải là người nghiên cứu để đưa ra những tư vấn, những giá trị thực thụ trong sản phẩm mà họ mang đến cho chủ đầu tư.
3. Cơ hội việc làm, tiềm năng của nghề Interior Designer hiện nay như thế nào?
Thị trường bất động sản ở Việt Nam chưa có dấu hiệu nguội đi, kéo theo đó là nhu cầu về thiết kế nội thất cũng được đẩy lên cao, chính vì vậy nguồn nhân lực trong ngành thiết kế nội thất những năm gần đây là rất cao. Bên cạnh đó việc đời sống kinh tế được cải thiện, những hộ gia đình, cá nhân nhỏ lẻ cũng có nhu cầu tận hưởng cái đẹp của không gian sống, và đây chính là mảnh đất màu mỡ để cho nghề Interior Designer phát triển.
Bên cạnh đó tình hình dân số ngày một gia tăng, tốc độ đô thị hoá nhanh chóng mặt cũng khiến cho nhu cầu về nhà ở của người dân, đặc biệt là người dân trong thành phố cũng được đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Ngoài ra, nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên, môi trường ngay trong thành phố, các khu đô thị đông đúc chật hẹp cũng tang cao, đòi hỏi phải có những chuyên gia về thiết kế nội thất can thiệp.
Trên là những lý do dễ thấy nhất để biết rằng nhu cầu việc làm trong ngành này chưa bao giờ hết hot, chưa có dấu hiệu bão hoà. Cho nên bạn trẻ nào có định hướng nghề nghiệp theo ngành này hoàn toàn có thể yên tâm.
4. Mức lương của một Interior Designer cao hay thấp?
Nghề Interior Designer là nghề có tiềm năng phát triển rất cao, khả năng phát triển tốt, cơ hội việc làm lớn. Không dừng lại ở đó, nghề này cũng là một nghề trong toplist những ngành nghề có thu nhập cao trong xã hội, đây là một điểm đặc biệt thu hút các bạn trẻ đang trong độ tuổi xác định ngành nghề tương lai. Giá trị lao động của mỗi một người thiết kế nội thất đương nhiên có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, tay nghề, tính sang tạo của cá nhân…
Đối với nghề này, những sinh viên mới ra trường sẽ có mức thu nhập giao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng, những người có kinh nghiệm lâu năm cộng với khả năng ngoại ngữ tốt có thể mức thu nhập lên đến 700 – 900 đô la Mĩ/tháng, đặc biệt với những người giữ các chức vụ cao hơn trong các doanh nghiệp như giám sát thiết kế thì mức lương có thể lên đến 2.500 đô la Mĩ/tháng. Chính vì vậy, nếu bạn thật sự có đam mê, khả năng thì không phải quá lo lắng về mức thu nhập để sống và phát triển với nghề.
5. Việc làm Interior Designer tìm ở đâu?
Với một tiềm năng phát triển rất lớn như đã nêu, như cầu tuyển dụng việc làm ngành này ngày càng nhiều, công với sự phát triển nhanh đến chống mặt của truyền thông mạng xã hội, không khó để các bạn có thể tìm những công việc liên quan đến ngành thiết kế nội thất. Tuy nhiên để tìm được một việc làm đúng với nguyện vọng, mục tiêu, sở trường của bản thân không phải là quá dễ dàng nếu bạn không biết cách, đặc biệt là với các bạn mới tốt nghiệp nếu không được hướng dẫn từ những đàn anh đi trước thì sẽ gặp không ít khó khan. Chính vì lẽ đó, xin chia sẻ với các bạn tham khảo một số kênh tìm việc làm Interior Designer dưới đây:
- Mạng xã hội: Đặc biệt là Facebook. Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ người dung Facebook ở Việt Nam thuộc top đầu thế giới, mạng xã hội Facebook ở Việt Nam đang cực kì phát triển, kéo theo đó là xu hướng tìm việc làm cũng như tuyển dụng của các ngành nghề cũng lấn sân sang kênh này. Và ngành Interior Designer cũng không phải là ngoại lệ. Các bạn có thể tham gia những page việc làm của các trường Đại học có đào tạo nghề thiết kế nội thất, tìm hiểu các fanpage liên quan đến những ngành nghề này, các doanh nghiệp thường xuyên đăng tin tuyển dụng ở dây, các bạn có thể tham khảo và nộp hồ sơ theo yêu cầu. Hoặc các bạn có thể tìm đến các hội nhóm việc làm, tự đăng CV của mình lên để các nhà tuyển dụng trực tiếp liên hệ, phỏng vấn.
Chính vì mạng xã hội phát triển, người dùng mạng xã hội nhiều dẫn đến thông tin khó được chắt lọc một cách chính xác và uy tín, cho nên khi tìm việc làm thông qua mạng xã hội các bạn cần lưu ý phải tìm hiểu cho thật kỹ càng những thông tin tuyển dụng để tránh khỏi những trường hợp lừa đảo, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường còn non kinh nghiệm.
- Việc theo học trong các trường đào tạo, các bạn nên tạo dựng các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và các anh chị khoá trước, đây chính là một kênh việc làm uy tín dành cho bạn bởi lẽ tìm việc làm thông qua người thân, bạn bè, thầy cô thì tỉ lệ bị lừa đảo rất thấp, bên cạnh đó nhờ sự uy tín của các anh chị đi trước mà tỉ lệ thành công trong các lần phỏng vấn tuyển dụng cũng cao hơn.
- Tìm việc làm trên các website tìm việc làm là một kênh phổ biến mà hầu như ai cũng biết, đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ số, internet phát triển vượt bậc như hiện nay thì đây có thể xem là kênh việc làm được nhiều người lựa chọn nhất, bao gồm cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Các trang web việc làm ngày nay cũng đảm bảo được tính bảo mật thông tin rất cao, thực tế cho thấy chưa có trường hợp nào bán thông tin dữ kiệu khách hàng nào được phát hiện, tính đến hiện nay thì các bạn có thể yên tâm và sử dụng dịch vụ tìm việc làm của các trang web tuyển dụng nổi tiếng hiện nay.
Đây là những chia sẻ về nghề Interior Designer, cũng như những kỹ năng cần thiết để bước vào nghề. Hy vọng rằng bài viết sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI KHÁC TẠI ĐÂY
1. 2 ẢO TƯỞNG VỀ NGHỀ TỔ CHỨC SỰ KIỆN
2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP MÔ HÌNH 9+
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai