Trong một doanh nghiệp, bộ phận đào tạo và phát triển đóng vai trò then chốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từng vị trí trong bộ phận đào tạo có vai trò khác nhau. Đặc biệt, chuyên viên đào tạo có nhiệm vụ rất nặng nề liên quan đến nghiệp vụ. Hãy cùng chúng tôi khám phá vị trí chuyên viên đào tạo.

Chuyên viên đào tạo là gì?

Là người phụ trách các khóa đào tạo cá nhân, đội nhóm, phòng ban để phát triển kỹ năng, kiến thức nhằm phục vụ cho mục tiêu doanh nghiệp. Quy trình làm việc điển hình của chuyên viên đào tạo là phân tích nhu cầu, xây dựng lộ trình, thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá, đo lường hiệu quả từng khóa.

yêu cầu để ứng tuyển vị trí chuyên viên đào tạo

Để ứng tuyển được công việc chuyên viên đào tạo, bạn cần có ít nhất kinh nghiệm 1 năm với vị trí tương đương. Đặc biệt, bạn cần sở hữu bằng Đại học các ngành liên quan.

06 Công việc chính của chuyên viên đào tạo

Tùy vào từng Doanh nghiệp, công việc chính của chuyên viên đào tạo sẽ khác nhau. Cụ thể, các công việc điển hình của chuyên viên đào tạo là gì?

1/ Phân tích nhu cầu đào tạo

Chuyên viên đào tạo tìm hiểu nhu cầu của từng cá nhân, phòng ban, đội nhóm thông qua hỏi trực tiếp, phỏng vấn, khảo sát…

2/ Thiết kế lộ trình đào tạo

Khi đã có được nhu cầu đào tạo, bạn thiết kế lộ trình để phát triển các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công việc của Học viên. Theo đó, việc tìm kiếm và lựa chọn các giảng viên (nội bộ hoặc thuê ngoài) để phục vụ cho mục tiêu đào tạo rất quan trọng.

3/ Lên kế hoạch đào tạo

Có nhiều chương trình chuyên viên đào tạo cần kết hợp với những Giảng viên khác để truyền đạt nội dung bài giảng. Khi đó, chuyên viên đào tạo cần thảo luận với Giảng viên về nội dung và phương pháp triển khai chương trình. Nội dung thảo luận chủ yếu xoay quanh Kế hoạch bài giảng (Lesson Plan).

4/ Dự trù kinh phí, rủi ro

Chuyên viên đào tạo có trách nhiệm phải dự trù được kinh phí và rủi ro. Sau đó là bản đề xuất phương án xử lý để cấp trên duyệt.

5/ Tổ chức lớp

Chuyên viên đào tạo có trách nhiệm quản lý các học liệu như giấy, tài liệu học viên, slide, ebook… Ngoài ra, các dụng cụ như bảng, micro, laptop, máy chiếu… cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.

6/ Thu thập phản hồi sau đào tạo

Việc này giúp chuyên viên đào tạo liệt kê các yếu tố cần cải thiện để tăng chất lượng chương trình trong tương lai.

Bộ 10 năng lực của chuyên viên đào tạo

Bộ năng lực của chuyên viên đào tạo được chia thành 3 nhóm: Kiến thức (Knowledge) – Kỹ năng (Skill) – Thái độ (Attitude):

1/ Knowledge – Chuyên môn nghiệp vụ

Bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu ứng viên phải có kiến thức nghiệp vụ. Bạn cần có sự hiểu biết chuyên sâu về các khái niệm, quy trình làm việc, công cụ, kỹ thuật của hoạt động đào tạo. Ví dụ: việc khảo sát nhu cầu đào tạo (TNA) yêu cầu bạn hiểu rõ đặc điểm của người học trưởng thành.

2/ Knowledge – Trình độ ngôn ngữ

Để diễn đạt các nội dung đào tạo hiệu quả, bạn cần có trình độ ngôn ngữ tốt. Bạn cần có khả năng mô tả ý tưởng, nội dung bằng ngôn ngữ phù hợp. Ví dụ, khi soạn tài liệu Học viên, nếu bạn không biết cách “viết” thì hiệu quả sau đào tạo sẽ bị ảnh hưởng.

3/ Knowledge – Trình độ ngoại ngữ

Chuyên viên đào tạo cần làm việc nhiều với tài liệu chuyên sâu bằng ngoại ngữ. Tùy từng Doanh nghiệp, chuyên viên đào tạo cần có yêu cầu trình độ ngoại ngữ nhất định (thường là Tiếng Anh) để thực hiện tốt công việc. Ví dụ, khi soạn nội dung của chương trình “kỹ thuật bán hàng đỉnh cao” thì bạn cần đọc ít nhất 10 bài blog liên quan bằng tiếng anh để tham khảo.

4/ Skill – Giao tiếp

Bạn cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ (lời nói hoặc hình thể) để diễn đạt suy nghĩ, ý kiến cá nhân. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp đòi hỏi bạn phải thấu hiểu nghĩ đối phương và trình bày thông tin rõ ràng, thuyết phục để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Ví dụ, nếu giao tiếp chưa rõ ràng với cấp trên thì rất có thể khóa đào tạo bạn thiết kế sẽ không được triển khai.

5/ Skill – Đào tạo

Ở những khóa phải trực tiếp đứng lớp, kỹ năng đào tạo sẽ quyết định năng lực của bạn với cấp trên và Học viên. Một số kỹ năng đào tạo quan trọng như: Trình bày bằng cử chỉ cơ thể, giọng điệu, ngôn từ chuyên nghiệp; Điều phối các hoạt động đào tạo; Dẫn giảng; Động viên; Giải đáp thắc mắc…

6/ Skill – Tạo ảnh hưởng

Bạn cần có khả năng tạo uy tín cá nhân và thuyết phục người khác. Khi đó, họ sẽ hỗ trợ và ủng hộ bạn hoàn thành tốt công việc chuyên viên đào tạo.

Muốn tạo ảnh hưởng tốt, bạn cần là hình mẫu để người khác noi theo hoặc ít nhất phải tôn trọng. Mỗi khi tiếp xúc với người khác bạn cần đưa ra ý tưởng của bản thân để mang lại nguồn năng lượng tươi mới. Chuyên viên đào tạo cũng cần thách thức chính bản thân với những nhiệm vụ khó khăn để tất cả biết rằng bạn là người không ngại thử thách.

Ví dụ, khi có tầm ảnh hưởng tốt đến Học viên, bạn sẽ dễ dàng truyền tải nội dung bài giảng hơn trong lớp.

7/ Skill – Quản trị rủi ro

Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có rủi ro nhất định và kể cả chuyên viên đào tạo. Bạn xác định, phân tích, đánh giá và có phương án xử lý các rủi ro tiềm năng trong quá trình thực hiện khóa đào tạo. Ví dụ, trong lớp đào tạo, Học viên “chống đối” thì bạn sẽ xử lý như thế nào cho phù hợp? Mọi phương án đều cần được soạn sẵn.

8/ Attitude – Sáng tạo và đổi mới

Nếu thiếu sự đổi mới liên tục, chất lượng nguồn nhân lực sẽ không thể phát triển trong thị trường cạnh tranh như hiện nay. Bạn cần có khả năng thách thức các tư duy truyền thống và nhìn nhận tình huống dưới góc độ mới. Theo đó, bạn đề xuất quy trình triển khai, nội dung đào tạo phù hợp hơn.

Ví dụ, bạn đề xuất triển khai khóa đào tạo theo phương pháp của VMP Academy – Learning by Doing 3V (Vui vẻ-Vận động-Vận dụng) với 70% thời lượng chỉ dành cho thực hành. Trong chương trình Train The Trainer 3+, chúng tôi cũng vận dụng phương pháp này để phát triển kỹ năng đào tạo cho Học viên.

9/ Attitude – Nhạy bén

Sự nhạy bén giúp bạn phát hiện, nắm bắt, thích ứng nhanh với những cơ hội mới thông qua các thay đổi từ nội bộ doanh nghiệp và thị trường. Điều này đòi hỏi kỹ năng quan sát tuyệt vời và óc phân tích xuất sắc. Ví dụ, khi đồng nghiệp là Giảng viên nội bộ sở hữu kỹ năng đào tạo chuyên nghiệp thì bạn có từng đặt câu hỏi: “Họ đã học gì mà thành công như vậy?”.

10/ Attitude – Bền bỉ, kiên trì

Mọi mục tiêu sẽ khó được hoàn thành đúng hạn với một chuyên viên đào tạo không bền bỉ và kiên trì. Bạn cần có thái độ nỗ lực, cố gắng thực hiện mục tiêu tới cùng. Bất kỳ thử thách nào cũng cần phải được vượt qua với thái độ quyết tâm cao nhất. Ví dụ khi cấp trên đưa ra phản hồi về nội dung bài giảng không phù hợp thì bạn cần kiên nhẫn tìm kiếm thêm tư liệu để thiết kế lại.

 

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC TẠI ĐÂY

1. Ngành Quản trị nhân lực

2. Ngành Thiết kế Thời trang: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn