Khi nhắc đến các thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh, ta sẽ bắt gặp rất nhiều từ chuyên ngành . Nổi bật trong số đó chính là từ Business Intelligence và Data Analytics. Có thể khi nhắc đến 2 từ này, các bạn sẽ thấy rất quen thuộc vì chúng xuất hiện rất nhiều trong các cuộc họp, các bản hợp đồng hay các cuộc trò chuyện của doanh nghiệp. Tuy nhiên,  không phải ai cũng có thể hiểu rõ ràng và phân biệt được hết ý nghĩa sâu xa của chúng. 

 

Các bạn hãy cùng Keyskills đọc bài viết dưới đây để tìm ra điểm tương đồng và sự khác biệt giữa 2 từ này là gì nhé !

Business Intelligence

Business Intelligence chỉ thuật ngữ nói đến các quy trình giúp doanh nghiệp truy cập các thông tin tối quan trọng từ đó phân tích và đưa ra quyết định nhanh chóng. Hay nói các khác BI là một dạng công nghệ giúp doanh nghiệp hiểu biết về quá khứ, qua đó hành động và dự đoán tương lai. Kỹ năng này mang đến cho các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cái nhìn từ tổng thể về bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin chi tiết của tất cả các mảng nghiệp vụ trong doanh nghiệp.

Data Analytics

Đây là 1 ngành khoa học và phân tích dữ liệu, một quá trình kiểm tra, làm sạch, chuyển đổi và mô hình hóa dữ liệu với mục tiêu khám phá thông tin hữu ích, thông báo kết luận. Data Analytics là yếu tố hỗ trợ cho Business Intelligence

Các doanh nghiệp sẽ triển khai phần mềm phân tích khi họ muốn dự báo những gì có khả năng xảy ra nhất trong tương lai trong khi các công cụ Business Intelligence hỗ trợ thay đổi các dự báo và mô hình dự đoán đó thành ngôn ngữ chung.

Điểm khác nhau giữa Business Intelligence và Data Analytics:

1. Nguồn gốc:

Business Intelligence là thuật ngữ xuất hiện và phổ biến vào năm 1865 khi mà chủ của một ngân hàng đã sử dụng các phương pháp này để phân tích chi tiết về môi trường kinh doanh và từ đó kiếm được nhiều tiền hơn. Mãi cho đến tận bây giờ,mặc dù thị trường kinh doanh trên toàn thế giới đã có nhiều biến đổi, từ Business Intelligence vẫn được sử dụng theo đúng mục đích và ý nghĩa ban đầu của nó.

Data Analytics là thuật ngữ  đã có mặt trong lĩnh vực kinh doanh từ năm 1960, thời điểm mà máy tính đang dần trở nên phổ biến nhưng nó chỉ vừa  phát triển và được biết đến nhiều trong thời gian gần đây. 

2. Mục đích sử dụng chính:

Mục đích chính của BI là lấy dữ liệu và tận dụng nó để đưa ra quyết định chính xác nhất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng BI để đạt được hiệu quả tốt hơn trong hoạt động hiện tại bằng cách tổng hợp, trực quan và phân tích cẩn thận các dữ liệu, từ đó có thể hiểu được cách bán hàng hiệu quả hơn hoặc đưa ra các biện pháp khuyến khích cải thiện cho nhân viên. Tất cả các hành động phát sinh từ Business Intelligence có thể được thực hiện ngay trong thời điểm hiện tại và khiến cho công ty trở nên tốt hơn ngay lập tức.

Mặt khác, Data Analytics đóng vai trò tập trung chính vào tương lai. Nó giúp cho các doanh nghiệp khai thác dữ liệu, phân tích thông tin và dự đoán các xu hướng trong tương lai có thể thông báo cho nhân viên hoặc đối tác về những gì họ nên làm. Điều này thường được gọi là phân tích dự đoán hoàn toàn trên cơ sở dữ liệu. Các nhà đầu tư có thể nhìn vào những thông tin này và suy sét xem bước tiếp theo nên làm gì để có được lợi nhuận cao nhất. 

Nói tóm lại, Business Intelligence giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược và thay đổi ngay thời điểm hiện tại. Còn Data Analytics sẽ giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch trong nhiều năm tới. 

3. Khả năng tiếp cận:

Các công cụ BI có rất nhiều loại khác nhau và hầu hết chúng được thiết kế để người dùng có thể tận dụng tối đa các tính năng của chúng.Ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm về chi tiết dữ liệu, bạn vẫn có thể sử dụng các công cụ BI một cách hiệu quả. 

Data Analytics thì phức tạp và khó sử dụng hơn. Việc phát triển và sử dụng các thuật toán để xác định thông tin chi tiết từ các dữ liệu rộng lớn chỉ có những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này mới có thể làm tốt được. 

4. Cách thức thực hiện:

Business Intelligence chỉ có thể được áp dụng bằng cách sử dụng một số công cụ Business Intelligence có sẵn trên thị trường. Nó chỉ được triển khai trên cơ sở dữ liệu được lưu trữ sẵn trong kho dữ liệu hoặc siêu thị dữ liệu.

Data Analytics có thể được thực hiện bởi một số công cụ lưu trữ dữ liệu có sẵn trên thị trường và cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ Business Intelligence. 

5. Cơ chế gỡ lỗi:

Cơ chế Business Intelligence chỉ có thể được gỡ lỗi thông qua dữ liệu lịch sử được cung cấp và các yêu cầu của người dùng cuối.

Data Analytics có thể được gỡ lỗi thông qua mô hình được đề xuất để thay đổi dữ liệu thành một định dạng có ý nghĩa.

Đây là những thông tin và phân tích chi tiết nhất về Business Intelligence và Data Analytics. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!

Đọc thêm các bài viết liên quan

Tại sao bạn nên chọn Business Intelligence Analyst

Business Analyst là gì?


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn