Quan hệ công chúng được coi là phương tiện quan trọng, tạo nên hiệu quả hàng đầu trong việc định vị, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Giúp cho các cá nhân, tổ chức tạo dựng được uy tín, củng cố địa vị, quảng bá thương hiệu, hình ảnh đẹp của họ đối với cộng đồng xã hội.
Ngành Quan hệ công chúng (tiếng Anh là Public Relations, gọi tắt PR) là ngành chuyên đào tạo sinh viên về những kế hoạch tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hai chiều giữa tổ chức, công ty với công chúng, nhằm mục đích hướng tới việc tạo nên sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng đối với tổ chức, công ty, doanh nghiệp đó.
1. Chân dung nhân viên quan hệ công chúng
Họ là những nhân viên năng động với lịch làm việc dày đặc. Họ gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giới truyền thông, cơ quan chính quyền, công ty dịch vụ, đại lý công ty và cả khách hàng...
Hầu hết các cuộc gặp bắt đầu bằng những cái bắt tay thân thiện và kết thúc trong sự hiểu biết. Đó chính là hình ảnh về các nhân viên quan hệ công chúng (Public Relation – PR).
Các nhân viên PR thường xuyên bận rộn với đủ thứ công việc, nào là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạt động nào đó, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty... Trong quá trình làm việc, các nhân viên PR luôn nhận thức rõ rằng "Xây dựng và cải thiện các mối quan hệ là một phần quan trọng trong công việc của mình. Những mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp cho nhân viên nâng cao hiệu quả công việc"-
2. Học ngành Quan hệ công chúng ra trường làm gì?
Sinh viên học ngành Quan hệ công chúng sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí sau:
Chuyên viên Quan hệ công chúng: Phụ trách công việc như quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức các sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ, báo chí tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế.
• Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình, công ty về truyền thông. Phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên mục về xã hội, du lịch, quảng cáo, truyền thông, giáo dục...
• Chuyên viên tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc trợ lí phân tích, tư vấn, lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị, cơ quan.
• Chuyên viên Marketing: chuyên xây dựng, lập kế họach và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, quảng cáo, phát triển, quản lý đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu.
• Giảng dạy về môn Quan hệ công chúng trong các trường Đại học, cao đẳng, THPT, trung cấp chuyên nghiệp hay tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy.
• Copywriter
• MC, Phát ngôn viên
3. Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành này:
Đối với ngành Quan hệ công chúng đòi hỏi bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
• Đam mê PR, quảng cáo;
• Có khả năng giao tiếp tốt;
• Có kỹ năng thuyết trình, đàm phán tạo sự tin tưởng trước đám đông;
• Tư duy nhanh, có óc sáng tạo;
• Khả năng phân tích, tổng hợp tốt;
• Tự lập kế họach, mục tiêu;
• Biết sáng tạo tác phẩm truyền thông;
• Có chí tiến thủ trong cuộc sống và công việc;
• Luôn tìm kiếm, học hỏi kiến thức, phương pháp mới;
• Mong muốn mức thu nhập cao.
• Ngoài ra, bạn cần phải có cái nền kiến thức tổng quát về kinh tế, văn hoá xã hội. Đồng thời phải cập nhật thông tin, nắm chắc thông tin hầu hết các lĩnh vực trong xã hội, tích cực giao tiếp, thích ứng với nhiều hoàn cảnh và phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để giải quyết trong mọi trường hợp.
4. Những trách nhiệm công việc của ngành Quan hệ công chúng
• Vị trí công việc khởi đầu trong ngành PR thường là làm cán bộ khách hàng tập sự. Những công việc này yêu cầu bạn viết các thông cáo báo chí, chuẩn bị các bài thuyết trình, nghiên cứu, tư vấn và làm việc với khách hàng. Công việc tiếp theo là làm cán bộ khách hàng chính thức. Lúc này, bạn sẽ có thêm trách nhiệm về một dự án hoặc khách hàng cụ thể (ở nhiều công ty PR, mỗi dự án có một nhóm nhỏ các chuyên gia PR đảm nhiệm).
• Được làm việc trực tiếp với người phát ngôn hay người lãnh đạo cao nhất.
• Trong các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên PR rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt, khắc phục những bất ổn, quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan hữu trách... Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như trích lục thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội... Các nhân viên PR thường xuyên bận rộn với đủ thứ công việc, nào là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạt động nào đó, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty...
5. Triển vọng ngành Quan hệ công chúng
• Đây là một ngành đang hot, nhiều tiềm năng phát triển và nhu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể rất cao nhưng chưa được thị trường nhân sự đáp ứng mà thường phải tuyển dụng những nhân sự được đào tạo gần với ngành Quan hệ công chúng như Báo chí, Marketing,….Ngoài ra bạn còn được làm việc trong môi trường năng động trẻ trung, nhiệt tình và đầy sáng tạo nhưng cũng không kém phần thách thức
• Một nhân viên PR có tiềm năng phải có kỹ năng viết và giao tiếp tốt. Họ còn phải biết quan hệ ngoại giao và "cảm thấy thoải mái trong các tình huống không thoải mái". Một vài kinh nghiệm về tiếp thị cũng rất quan trọng, còn kỹ năng tiếp thị thì có thể đúc kết được từ kinh nghiệm sống. Một nhân viên PR cho biết: "Tìm ra những cơ hội trong những vị trí khác nhau là điều cần thiết. Hãy học kinh nghiệm tiếp thị từ công việc của bạn, cho dù bạn đang ở trong một cửa hàng tranh nghệ thuật hay là một người phục vụ quán ăn". Còn các chuyên gia PR thì khuyên những sinh viên muốn bước chân vào lĩnh vực này là nên bắt đầu thiết lập quan hệ ngay từ thời gian còn đi học. Xây dựng quan hệ nhiều các mối quan hệ và tham gia các công việc tình nguyện khác nhau sẽ giúp bạn có được những kỹ năng tốt. Một nhân viên lý tưởng trong ngành PR phải có tính sáng tạo cao và có nhiều sáng kiến. Họ còn phải có khả năng giao tiếp với một khách hàng và bán bất kỳ thứ gì, bất kỳ ý tưởng, hình ảnh hay kế hoạch nào. Ngoài ra, họ còn phải có khả năng làm việc như một thành viên trong một nhóm.
Thu nhập
• Mức lương trung bình cho một nhân viên ngành Quan hệ công chúng khá cao so với các ngành khác. Cụ thể:
• Đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trung bình từ 6 triệu đồng – 10 triệu đồng/tháng
• Đối với chuyên viên đã có kinh nghiệm 1 - 2 năm tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 13 triệu đồng -23 triệu đồng/tháng
• Đối với quản lí cấp cao lâu năm hay đào tạo tại nước ngoài, có mức lương dao động là từ 25 triệu đồng - 55 triệu đồng/tháng
XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC TẠI ĐÂY
1. Ngành Truyền thông Đa phương tiện (Multimedia)
2. Ngành Thiết kế Thời trang: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai