GPA là tiêu chí quan trọng để săn học bổng của các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, điểm GPA quyết định chất lượng học bổng mà du học sinh nhận được. Vậy cụ thể GPA là gì, nó quan trọng đến đâu trên con đường du học? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I/ Thế nào là điểm GPA?
Điểm GPA là gì?
GPA (Grade Point Average - điểm trung bình các môn học) là bình quân điểm số học tập theo trọng số mà học sinh, sinh viên tích lũy được trong thời gian học tập tại một bậc học hoặc khóa học nhất định. GPA là một tiêu chí đánh giá học lực của học sinh, qua đó phần nào thể hiện trình độ học thuật và mức độ cố gắng trong học tập. GPA được thể hiện trong bảng điểm hoặc học bạ.
1/ Thang điểm GPA
Tại Việt Nam, nhiều người đã quen với cách tính điểm trung bình môn theo thang điểm 10, thì ở nhiều nước như: Mỹ, Anh, Úc hay Singapore,... đều áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ (letter grade) gồm 5 mức cơ bản A, B, C, D, F. Ở từng quốc gia lại có cách chia nhỏ mỗi mức thành các mức điểm khác nhau như A+, A, A-… cách quy đổi này giúp hạn chế khoảng cách giữa 2 mức điểm và giảm sự thiệt thòi cho sinh viên. Cùng ở Mỹ nhưng cách tính GPA ở các trường cũng ít nhiều khác biệt. tiêu biểu như 3 cách tính GPA sau:
Letter Grade | Percentage | GPA | Letter Grade | GPA | Percentage | Letter Grade | Percentage | GPA |
A | 90-100 | 4.0 | A+ | 4.0 | 90-10 | A | 90-100 | 4.0 |
A- | 90-92 | 9.7 | A | 3.7 | 85-89 | B | 80-89 | 3.0 |
B+ | 87-89 | 3.3 | B+ | 3.5 | 80-84 | C | 70-79 | 2.0 |
B | 83-86 | 3.0 | B | 3.0 | 70-79 | D | 60-69 | 1.0 |
B- | 80-82 | 2.7 | C+ | 2.5 | 65-69 | F | 0-59 | 0.0 |
C+ | 77-79 | 2.3 | C | 2.0 | 55-64 | |||
C | 73-76 | 2.0 | D+ | 1.5 | 50-54 | |||
C- | 70-72 | 1.7 | D | 1.0 | 40-49 | |||
D+ | 67-69 | 1.3 | F | 0 | 0-39 | |||
D | 63-66 | 1.0 | ||||||
D- | 60-62 | 0.7 | ||||||
F | 0-59 | 0.0 |
Tại Trường Đại học Quốc gia Singapore, điểm GPA của sinh viên sẽ được đánh giá trên thang điểm 10 hoặc 100 trước (còn gọi là raw mark- điểm thô) sau đó mới quy sang thang điểm chữ. Điều này có nghĩa, thông thường điểm của sinh viên vẫn được tính theo hệ 10 hoặc 100. Mục đích chuyển từ hệ 10 hoặc 100 sang hệ chữ nhằm mục đích xếp hạng học lực của học sinh và sinh viên.
2/ Cách tính GPA các nước:
GPA chính là điểm trung bình môn học, trong đó tương tự như ở Việt Nam, một số môn học sẽ chiếm một trọng số khác nhau trong tính trung bình. Trọng số đó được gọi chung là tín chỉ (credit). Các môn học quan trọng hoặc thời lượng nhiều sẽ thể hiện ở số tín chỉ cao.
Theo thông thường GPA sẽ được tính theo công thức:
II/ Vài nét về hệ thống tín chỉ:
Hiện nay có khoảng hơn 60 định nghĩa về hệ thống tín chỉ, trong đó phải kể đến quan điểm của học giả James Quann như sau:
Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học cụ thể, bao gồm (1) thời gian lên lớp; (2) thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được quy định ở thời khóa biểu; và (3) thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài…
* Một số thuật ngữ về hệ thống tín chỉ tại Mỹ:
Giờ tín chỉ(Credit-Hour) | Bắt đầu được áp dụng vào những năm đầu thế kỷ XX. Mỗi tiết học kéo dài trong 50 phút được tính như một giờ học. Một tín chỉ được tính là tổng số thời gian học một môn trong vòng 15 tuần. Trung bình hoàn thành một môn học có 3 tiết lên lớp mỗi tuần trong vòng 15 tuần sẽ nhận 3 tín chỉ. |
Hệ thống Tín chỉ(Credit system) | Tín chỉ trong hệ thống giáo dục của hầu hết các quốc gia dựa trên số giờ lên lớp của sinh viên và điểm số mà sinh viên đạt được trong môn học ấy. |
Đơn vị(Unit) | Được hiểu tương tự như thuật ngữ giờ tín chỉ (credit-hour). Một tiêu chuẩn trong tính đếm thời gian của khóa học. |
Hệ thống tín chỉ Mỹ (US Credit-based System) | Hệ thống tín chỉ trong các trường đại học Hoa Kỳ đòi hỏi phải hoàn thành thường là 15 tín chỉ mỗi học kỳ. Tín chỉ phản ánh toàn bộ thời gian học tập cả trong và ngoài lớp học. Một môn học giảng tiêu biểu là 3 tín chỉ, trong đó có 3 giờ lên lớp mỗi tuần (thường là 3 lần/tuần, mỗi lần 50 phút), 6-9 giờ ngoài lớp học (1 giờ trong lớp đòi hỏi 2-3giờ chuẩn bị và tự học bên ngoài lớp học. Như vậy tổng thời gian của một tín chỉ là 3-4 giờ/ tuần (kết hợp cả giờ lên lớp và giờ làm việc ngoài lớp học). Nhìn chung, một sinh viên đăng ký 15 tín chỉ mỗi học kỳ sẽ có 15 giờ lên lớp và khoảng từ 30-45 giờ tự học |
Sự khác biệt trong hệ thống tín chỉ các nước:
+ Tại Châu Âu: Theo hệ thống tín chỉ của Châu Âu (European Credit Transfer and Accumulation System – ECTS) Trung bình 1 năm học, sinh viên phải tích lũy 60 tín chỉ. Trong đó mỗi tín chỉ có thời lượng từ 25 đến 30 giờ.
+ Tại Việt Nam: Để đạt 01 Tín chỉ, tùy quy định của từng Trường Đại học ở Việt Nam, một Sinh viên cần dành từ 42,5 giờ – 90 giờ. Trong đó lý thuyết 42,5 giờ; thực thành 55 đến 67,5 giờ; thực tập 45 đến 90 giờ, đồ án 45 đến 60 giờ… như vậy 1 tín chỉ Việt Nam tương đương với 1,5 đến 3 ECTS.
+ Tại Anh: Một số trường tại Anh có cách tính khác với khung chuẩn châu âu, 2 tín chỉ tương đương với 1 tín chỉ ECTS.
+ Tại Mỹ: 1 tín chỉ tương đương 2 ECTS. Chương trình toàn thời gian ở hầu hết các trường có 12 đến 15 tín chỉ (bốn hoặc năm môn một học kỳ)
+ Tại Singapore: 1 ECTS= 0,7 tín chỉ tại đây.
Theo thống kê, để hoàn thành khóa đại học tại Mỹ (Bachelor) sinh viên thường phải tích luỹ đủ 120 - 136 tín chỉ (Hoa Kỳ), 180 tín chỉ (Anh- cho khóa học 3 năm, mỗi năm 60 tín chỉ), 140-160 (Việt Nam), v.v... Để đạt bằng thạc sĩ (master) cần 30 - 36 Tín chỉ (Mỹ), 120 Tín chỉ (Anh)…
III/ Cách chuyển đổi GPA Việt Nam sang hệ thống tín chỉ của Mỹ
Có nhiều cách để chuyển đổi GPA của Việt Nam sang hệ thống hệ 4 của Mỹ, trong đó đáng tham khảo là đề xuất của Quỹ giáo dục Việt Nam- VEF (Vietnam Education Foundation) và đánh giá xếp loại học tập của Us guide group
US | Việt Nam |
3.00 - 3.09 | 7.00 |
3.10 - 3.19 | 7.20 |
3.20 - 3.29 | 7.40 |
3.30 - 3.39 | 7.60 |
3.40 - 3.44 | 7.80 |
3.50 - 3.54 | 8.00 |
3.55 - 3.59 | 8.20 |
3.60 - 3.64 | 8.40 |
3.65 - 3.69 | 8.60 |
3.70 - 3.74 | 8.80 |
3.75 - 3.79 | 9.00 |
3.80 - 3.84 | 9.20 |
3.85 - 3.89 | 9.50 |
3.90 - 3.94 | 9.75 |
3.95 - 4.00 | 10.00 |
Hệ 10 | Xếp loại tại Việt Nam | Xếp loại tại Anh | Xếp loại tại Mỹ |
9.0 – 10 | Excellent | HD(High Distinction) | A- to A+(Excellent) |
8.0 – 8.9 | Very Good | ||
7.5 – 8.0 | Good | D(Distinction) | B- to B+(Good) |
7.0 – 7.4 | Good | ||
6.0 – 7.0 | Fair | CR (Credit) | C- to C+(Satisfactory) |
5.0 – 5.9 | Average/Pass | C (Pass) | |
4.5 – 4.9 | Conceded Pass | C*(Conceded Pass) | D- to D(Passing Grade) |
<4.5 | Failure | F (Fail) | F (Fail) |
>> Chương trình Foundation
Tuy nhiên không nhất thiết phải tự chuyển đổi GPA của Việt Nam sang hệ Mỹ khi xin học bổng vì để đạt điểm B trong thang của Mỹ tức từ 7.0/10 tương đối khó khăn (theo ước tính chỉ khoảng 20-30% sinh viên Mỹ đạt điểm số này), trong khi ở Việt Nam không khó để đạt được GPA trên 7.0. Các trường sẽ tự động cân đối xem xét GPA của ứng viên và đôi khi có những thang chuyển đổi riêng của từng trường, từng loại học bổng.
1/ Mặt bằng yêu cầu GPA đầu vào các chương trình du học Mỹ
Thông thường những học sinh có GPA từ 7.0 trở lên sẽ có cơ hội nhận học bổng du học Hoa Kỳ. Mức điểm này với học sinh Việt Nam mà nói là không hề khó nếu không muốn nói là dễ như trở bàn tay đặc biệt với học sinh bậc phổ thông. Với sinh viên đại học thì có phần khó khăn hơn một chút nhưng nếu lỡ không đạt được mức GPA này, ứng viên sẽ vẫn có cơ hội được nhận vào trường, có thể cân nhắc nhiều yếu tố khác để làm đẹp bảng thành tích của mình mà các trường thường nhắm đến như: khả năng lãnh đạo, thành tích nghiên cứu, đóng góp cho xã hội và cộng đồng, hay thành tích ngoại khóa, …
Tùy khóa học mà các trường ở Mỹ sẽ đưa ra mức yêu cầu đầu vào khác nhau. Về mặt bằng chung thì đối với hệ cao đẳng và dự bị đại học, yêu cầu GPA THPT từ 6.5 trở lên, hệ đại học 7.0 trở kên và thạc sĩ 7.5 trở lên.
Các trường sẽ thực hiện đánh giá hồ sơ của ứng viên, điểm số này không hoàn toàn phụ thuộc vào GPA. Không phải ứng viên nào vượt trên mức GPA yêu cầu cũng đều được nhận vào trường, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực ngoại ngữ, thư giới thiệu, bài luận cá nhân…
2/ GPA có cần thiết để săn học bổng?
Đầu tiên phải khẳng định GPA rất quan trọng trong việc xin học bổng bởi nó thể hiện năng lực học tập của ứng viên, phản ảnh khả năng tiếp thu kiến thức, bài giảng và mức độ chăm chỉ của học sinh. Tuy nhiên, GPA cũng chỉ là một phần nhỏ để các trường đánh giá một thí sinh có tiềm năng đối với họ hay không. GPA đôi khi chỉ là một điều kiện để sàng lọc hồ sơ mà thôi.
* Những điều kiện có thể dùng để thay thế GPA trong apply học bổng:
Ở Mỹ và nhiều nền giáo dục khác, điểm trung bình học tập cụ thể là GPA, không phải là tiêu chí duy nhất cũng không phải tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá trình độ của một học sinh. Quan điểm của người Mỹ là học tập không gói gọn trong sách vở, trong phát triển trí lực mà còn là sự phát triển toàn diện về thể năng, nhân cách và các kỹ năng mềm. Do đó, nếu GPA của bạn không cao cũng không cần lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể nhận được mức học bổng cao nếu có thêm nhiều thành tích khác như hoạt động ngoại khóa, thành tích trong thể thao, tình nguyện và đặc biệt là từ thiện.
Thành tích trong nghiên cứu được một số chương trình học bổng đánh giá cao hơn cả GPA. Vì nó thể hiện năng lực thực sự và đam mê cửa ứng viên hơn là khả năng tiếp thu kiến thức đơn thuần(thể hiện tại GPA). Những công trình nghiên cứu có giả trị sẽ thể hiện đẳng cấp về học thuật và tâm huyết đầu tư thời gian , vật lực và trí lực trong một công việc nghiêm túc, là điều mà các trường đại học thiên về nghiên cứu luôn hướng tới.
Ngoài ra như đã đề cập ở trên, GPA không phải tiêu chí duy nhất đánh giá năng lực học tập của bạn. Một số điểm khác có thể dùng thay thế GPA, được các trường đại học ở Mỹ đánh giá cao như: SAT, GMAT, GRE, TOEFL, IELTS, PTE, hay các chứng chỉ quốc tế khác. Cụ thể:
+ SAT (Scholastic Aptitude Test) là một kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào một số đại học tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác. Về cơ bản, SAT tương đối giống với kỳ thi đại học ở Việt Nam nhưng được tổ chức nhiều lần trong năm. Kỳ thi SAT được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận College Board của Hoa Kỳ, và được phát triển bởi tổ chức ETS – Educational Testing Service(nhà phát triển kỳ thi TOEFL và TOEIC). Kết quả SAT có giá trị trong vòng 5 năm
>> Chứng chỉ SAT (Scholastic Aptitude Test)
+ GMAT (Graduate Management Admission Test) là kỳ thi đánh giá năng lực học tập của sinh viên trong lĩnh vực kinh doanh quản lý. Cụ thể là đánh giá các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, toán định lượng, viết luận văn. GMAT được tổ chức quanh năm, thực hiện thi trên máy tính tại hơn 550 trung tâm khảo thí trên thế giới.
>> GMAT (Graduate Management Admission Test)
+ GRE (The Graduate Record Examination) là bài kiểm tra tiêu chuẩn đánh giá năng lực ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) tại Mỹ. GRE được tổ chức theo 2 dạng GRE tổng quát (General Test) – là bài thi chung cho sinh viên GRE chuyên ngành (Subject Test) – là bài thi chuyên ngành trong 8 lĩnh vực (hóa học, sinh học, khoa học máy tính…).
>> GRE (The Graduate Record Examination)
+ TOEFL, IELTS, PTE…: Là những chứng chỉ tiếng anh quốc tế, minh chứng cho trình độ tiếng anh của học viên, được công nhận trên toàn thế giới, áp dụng nhiều trong apply du học.
+ Các chứng chỉ học thuật khác: ứng viên có thể tăng điểm cho hồ sơ của mình bằng cách thêm vào những chứng chỉ chuyên môn tích lũy được khi tham gia hội thảo, hội nghị, hay những khóa học online. Có nhiều trang học online có cấp chứng chỉ như Coursera hay Fedex, tại đây cung cấp nhiều khóa học của các trường đại học trên thế giới. Chứng chỉ này sẽ là một điểm nhấn ấn tượng cho CV xin học bổng được các trường học vô cùng ưu ái.
3/ Những học bổng, giải thưởng của Mỹ không cần GPA
Có một điều may mắn là GPA chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ. Tích lũy GPA không phải trong một sớm một chiều, mà là cả một quá trình dài và có nhiều khó khăn không lường trước hết được. Tuy nhiên cánh cửa du học không hoàn toàn đóng lại hoàn toàn đối với những học sinh, sinh viên không may mắn trong con đường học tập, chỉ thu được điểm GPA khiêm tốn cũng không nên thất vọng. Cùng tham khảo một số học bổng du học Mỹ sau đây không yêu cầu GPA.
* Học bổng $10,000 GOTCHOSEN
Học bổng của GotChosen hoàn toàn không yêu cầu GPA, không bài luận cá nhân, không yêu cầu tiêu chí phụ… Các ứng viên tham gia học bổng này. Chỉ cần upload ảnh cá nhân. Người chiến thắng là người có lượng vote cao nhất cho bức ảnh đăng tải. Học bổng này được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, cả sinh viên Mỹ và sinh viên quốc tế không phân biệt quốc tịch. Số tiền học bổng được sử dụng cho chi tiêu tại Hoa Kỳ như sinh hoạt phí, bảo hiểm, sách vở,…
* Học bổng COLLEGE WEEK LIVE
Học bổng CollegeWeekLive trị giá $1,000 mỗi tháng cho cả ứng viên Mỹ và ứng viên quốc tế ghi danh vào các cơ sở đào tạo sau THPT (college, university or trade school) là thành viên của CollegeWeekLive. Để nhận được học bổng này, ứng viên chỉ cần đăng ký tài khoản tại http://www.collegeweeklive.com kèm những thông tin các nhân và thông tin về trường Trung Học của ứng viên. Đồng thời tham gia một sự kiện ảo được nhà tài trợ tổ chức và thăm quan 3 website của các trường thành viên. Người chiến thắng được lựa chọn ngẫu nhiên trong những người đủ điều kiện.
* Học bổng CHEGG
Học bổng Chegg trị giá 1,000$ mỗi tháng dành cho ứng viên từ 16 tuổi trở lên. Không có yêu cầu GPA. Ứng viên phải được chấp nhận vào một trường tại Hoa Kỳ và đăng ký học bổng tại website chính thức mới đủ điều kiện xem xét học bổng. Ứng viên phải trả lời(tối đa 600 ký tự)câu hỏi do nhà tài trợ đặt ra mỗi tháng. Người chiến thắng được lựa chọn dựa vào chất lượng câu trả lời.
* Học bổng “NO ESSAY” COLLEGE
Học bổng “No Essay” College dành cho học sinh trung học và college trị giá $2,000, không yêu cầu tiểu luận, GPA, thành tích… ban tổ chức sẽ lựa chọn ngẫu nhiên người chiến thắng trong tháng dựa vào địa chỉ liên hệ ứng viên cung cấp trong quá trình đăng ký. Số tiền học bổng dùng để chi trả các chi phí liên quan đến giáo dục
* Học bổng POINTS
Người thắng cuộc của Scholarship Points sẽ nhận được mức học bổng $10,000 mỗi tháng. Để tham gia học bổng chủ cần đăng ký thành viên và tích điểm thưởng bằng những hoạt động online thường ngày như mua sắm, đọc báo, chơi game, sử dụng công cụ tìm kiếm, qizz… càng có nhiều điểm tích lũy, cơ hội giành học bổng càng cao
* Học bổng UNIVERSITY LANGUAGE SERVICE
Chỉ cần chụp ảnh và viết caption 100-200 từ nêu lý do vì sao muốn du học, ứng viên có cơ hội nhận học bổng trị giá $500
* Học bổng CAPPEX EASY COLLGE MONEY
Để nhận được học bổng Cappex easy College Money, ứng viên phải được chấp nhận vào một trường của Mỹ trong vòng 12 tháng kể từ khi đăng ký học bổng. Thực hiện, đăng kỹ đầy đủ yêu cầu của nhà tài trợ tại website. Người chiến thắng sẽ nhận được $1,000.
* Học bổng B.DAVIS
B.Davis là học bổng trị giá $1,000 dành cho học sinh năm nhất và năm cuối bậc trung học hoặc post secondary institution. Để giành học bổng, ứng viên được yêu cầu viết một bài luận dưới 1,000 từ theo chủ đề được đưa ra mỗi đợt.
* Học bổng FRAME MY FUTURE
Ứng viên tham gia học bổng sẽ phải upload một bức bảnh (image) về chủ đề tùy thích, kèm theo đoạn miêu tả ngắn khoảng 500 kỹ tự. những bức ảnh này sẽ được bầu chọn công khai, người chiến thắng là người có lượt bình chọn cao nhất, sẽ nhận giải thưởng trị giá $1,000. Thông thường sẽ có 1 Grand Prize Winner nhận $2,000($1,000 từ ban tổ chức, $1,000 từ nhà tài trợ); 4 Scholarship winner nhận $1,000.
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai