Khi nhân loại chuyển hết lên đám mây, khi tương tác nghề nghiệp không còn biên giới vật lý, và khi thế giới ảo trở thành kênh tương tác sôi nổi nhất, thì một trong những kỹ năng ít ai nhắc đến từ trước đến nay, kỹ năng viết, lại trở thành một trong những kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. Ở đây, tôi không nói về việc viết văn hay trở thành ngòi bút chuyên nghiệp. Writing skill – kỹ năng viết là cách tiếp cận quan trọng để thể hiện quan điểm, ý kiến, đề xuất, để trình bày mong muốn và cảm xúc của bản thân trong công việc. Vì vậy, nếu là người đi làm, dù làm thuê hay làm chủ, đều nên rèn luyện kỹ năng viết.

1. Don't write. It's not a job. Express your emotion! Đừng viết. Đừng xem đó là công việc. Hãy thể hiện cảm xúc: không biết bao nhiêu lần tôi bị đặt câu hỏi chị có team mấy người viết FB cho chị. Tôi cười, nói có 1, là một mình tôi. Tôi không có kế hoạch, chủ đề, thư viện bài viết hẹn giờ đăng tải, vì tôi không làm truyền thông. Tôi chỉ có thể viết khi có cảm xúc thật về một vấn đề nào đó, theo chủ đề xuất hiện tại thời điểm viết, để thể hiện cảm xúc và quan điểm cá nhân. Khi bạn không phải là ngòi bút chuyên nghiệp, không có kỹ thuật khóc như diễn viên khi cần diễn, thì công cụ viết mạnh mẽ nhất bạn có chính là cảm xúc thô ráp, mộc mạc, phong phú, nguyên bản nhất của cá nhân.

Successful computer gadget digital close

2. The message – thông điệp: có bao giờ bạn đọc, hay nghe người khác nói loanh quanh một vòng trái đất xong vẫn chưa hiểu người ta muốn nói gì? Thiệt tình là tôi gặp hơi bị nhiều. Và trong rất nhiều trường hợp đối với team, tôi yêu cầu ngưng, yêu cầu các bạn sắp xếp lại suy nghĩ rồi quay lại trình bày ngắn gọn dễ hiểu. Dù là nói, hay là viết, thì mục tiêu là giao tiếp. Nếu đã là giao tiếp, mà trình bày xong người khác không hiểu mình muốn gì, thì đã thất bại rồi. Do đó, tôi luôn bắt đầu từ thông điệp chính, xác định rất rõ, viết ra, chỉnh sửa cho đến khi hài lòng về thông điệp chính của mình, rồi mới bắt đầu phát triển bài viết xung quanh thông điệp đó. Rồi luôn luôn quay lại để kiểm tra xem mình có dài dòng lang man khỏi thông điệp chính hay không. What is your key message?

Hand of businesswoman writing on paper in office

3. Write for your readers, NOT you – Viết cho người đọc, không phải cho cá nhân: trừ phi bạn viết để dành cất vô hộp chơi cho vui, viết là để cho người khác đọc. Vì vậy, cần đặt nhu cầu người đọc lên trên hết. Họ thích dài hay ngắn, ngôn ngữ hoa mỹ, phức tạp hay đơn giản, thích kể chuyện loằn ngoằn hay ngắn gọn gạch đầu dòng, thích nói thẳng hay nói cong, vv và vv. Người đọc, họ đọc theo ngôn ngữ và cách của họ. Vì vậy, nếu không quan tâm đến cách họ tiếp nhận, không thấu cảm và tìm ra cách dễ nhất để chạm vào họ, viết gì cũng vô ích khi người ta không đọc. Do đó, cần nghiên cứu về đối tượng đọc của mình, liên tục thử nghiệm những cách tiếp cận khác nhau và ứng dụng cách hiệu quả nhất.

Viết là kỹ năng khó, phát triển theo thời gian. Vì vậy, nếu muốn viết được, thì phải luyện viết mỗi ngày. Không có kỹ năng nào như cây đũa thần, chạm vào đã giỏi. Muốn làm tốt, phải khổ luyện, và thay vì ngồi đó bàn lý thuyết, thì cứ đặt bút xuống viết, xem phản ứng của người đọc, rồi hiệu chỉnh mỗi ngày. Writing is a learned skill – Viết là kỹ năng học được. Cứ luyện tập, rồi bạn sẽ viết giỏi lên lúc nào không hay biết.

(Trích nguồn bài viết của tác giả Nguyễn Phi Vân- Tôi, tương lai và thế giới)


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn