Phong cách VAK là gì?
VAK là viết tắt lần lượt của Visual (Thị giác), Auditory (Thính giác), Kinesthetic (Vận động), đó là 3 kênh tiếp nhận kiến thức cơ bản nhất của con người. Thông qua cả 3 kênh này, con người đều ghi nhận được kiến thức, nhưng với đặc trưng riêng của bộ não từng người, mỗi cá nhân sẽ có một kênh ghi nhận kiến thức nổi trội hơn hẳn. Biểu hiện cụ thể là việc dung nạp kiến thức qua kênh trội sẽ nhanh và sâu hơn so với các kênh khác. Đây là phần phân tích rất quan trọng, thể hiện rõ nét sự khác biệt trong phương pháp học của từng người, đặc biệt là trẻ em. Có những người thích học bằng đồ thị, hình ảnh, ..., nhưng có người lại thích học bằng thính giác, hoặc vận động. Nếu áp dụng phương pháp học tập sai, trẻ em sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhận thông tin. Ví dụ, việc học bằng đồ thị, hình ảnh hay dùng các phương pháp học bằng thị giác đều không hiệu quả đối với những người có phân tích VAK thuộc kênh K (vận động).

Cách xác định V-A-K:
Bằng cách đặt nhiều câu hỏi và quan sát ánh nhìn của bé:
- Nếu khi trả lời, bé theo phản xạ nhìn lên là kênh V (hình ảnh)
- Nếu khi trả lời, bé theo phản xạ nhìn ngang là kênh A (âm thanh)
- Nếu khi trả lời, bé theo phản xạ nhìn xuống hoặc đảo mắt là kênh K (vận động)

Bằng phân tích sinh trắc vân tay
Phân tích sinh trắc hoc vân tay, với phân phân tích VAK sẽ xác đinh được chính xác đâu là kênh trội của từng cá nhân, tư đó bản thân mỗi người sẽ có những phương pháp học tập tương ứng, nhằm đạt hiệu qua học tập cao nhất.

Chiến lược học tập cho con trẻ 

1. PHONG CÁCH HẤP THU BẰNG THỊ GIÁC

Đặc tính:
- Ghi nhớ thông tin bằng cách liên kết các hình ảnh. Học qua việc hình dung từ ngữ, hình ảnh
- Thường đứng lên ngồi xuống với tư thế thẳng đứng hoặc khi suy nghĩ mắt hướng lên phía bên phải
- Thực hành bằng cách nhìn nhiều lần. Đọc nhanh, đọc nhẩm, ghi nhớ các chi tiết rõ ràng.
- Khuynh hướng trang trí, bố cục gọn gàng và cân bằng màu sắc
- Khuynh hướng quan tâm người khác nhưng ít thể hiện ra bên ngoài
- Có thể đào tạo để mở rộng kỹ năng quan sát, khả năng cảm nhận cái đẹp và những công việc liên quan đến sự chuyên nghiệp.
Phong cách học tập:
- Bạn sẽ học tốt hơn thông qua ghi nhớ thông tin bằng cách liên kết các hình ảnh
- Tập làm quen với các trò chơi có sự tập trung như: ghép số, ghép từ, biểu tượng… bằng cách xoay chúng để đổi vị trí và nhớ vị trí chúng ở đâu. Thay thế từ thành biểu tượng, ký tự.
- Lưu lại các ghi chú bằng chữ viết, in đậm hoặc gạch dưới, dịch các khái niệm thành biểu đồ, hình ảnh
- Viết từ ngữ ra giấy khi học tập, tạo thành các thẻ đọc, vẽ hay viết ra giấy khi muốn nói chuyện hoặc giải thích
- Khi học cần thấy cử chỉ, nét mặt của giáo viên để dễ dàng hình dung, xâu chuỗi thông tin (cần ngồi các dãy bàn đầu tiên của lớp). Khơi gợi và kích thích khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng những từ ngữ liên quan như: nhìn, thấy, xuất hiện, tượng trưng, tập trung, biểu lộ…
- Đối với trẻ, nên dạy học theo thứ tự trước sau và liệt kê những thông tin theo từng đoạn. Dạy trẻ nhận ra các biểu tượng thị giác thông thường như: biểu tượng dừng lại, nguy hiểm… hoặc giảm đi số lượng thông tin trên một trang giấy, tránh gây xao nhãng thị giác của trẻ như cách ly thông tin trình bày.
 

2. PHONG CÁCH HẤP THỤ BẰNG THÍNH GIÁC

Đặc tính
- Nhạy cảm với âm thanh, dễ phân tâm bởi tiếng ồn do đó cần tạogóc học tập hoặc làm việc yên tĩnh. Khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác thông qua giọng nói.
- Khơi gợi và kích thích khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng từ ngữ liên quan như: lắng nghe, nhận biết, quen thuộc, đọc nghe, nói, trò chuyện.
- Cần môi trường không khí học tập vui vẻ và tích cực. Thường đọc to văn bản thể hiện ý tưởng bằng lời nói

Phong cách học tập
- Trau dồi kỹ năng lắng nghe. Khơi gợi và kích thích khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng từ ngữ liên quan như: lắng nghe, nhận biết, quen thuộc, được nghe, nói, trò chuyện...
- Tham gia các khóa học ngôn ngữ, thuyết trình. Tập diễn thuyết, kể chuyện, tham gia vào các cuộc thảo luận. Làm cho không khí vui vẻ và tích cực, khen thưởng bằng cách chúc mừng, khen ngợi.
- Ghi chú, ghi âm, nghe băng đĩa, học từ vựng bằng cách nghe nhiều giọng nói khác nhau. Đọc to thành tiếng hoặc môi mấp máy để có thể nghe được từ ngữ hoặc ôn lại với người khác.
- Nên tạo ra các thuật ngữ và vần điệu riêng để ghi nhớ thông tin sâu hơn như: cách điệu bài hát, chuyển thể nội dung sang bài hát.
- Sử dụng ngón trỏ để dò theo văn bản để tránh việc bỏ qua các từ hay cả dòng, rèn luyện kỹ năng viết lách để ghi lại các nội dung mấu chốt.
- Khi cần nhớ thông tin, nhắc nhở lại tình huống mà thông tin được trình bày lần trước.
Ví dụ: Nhớ là ngày hôm qua khi chúng ta nói chuyện về..., nhớ là khi chúng ta đi dạo bên ngoài chúng ta nhìn thấy.


3. PHONG CÁCH HẤP THỤ BẰNG VẬN ĐỘNG


Đặc tính
- Có xu hướng cử động và nói rất chậm với những khoảng dừng, hoặc ánh mắt hướng xuống bên phải hay đảo mỗi khi suy nghĩ.
- Ghi nhớ thông tin bằng cách vận động và thao tác như: thường đi lòng vòng, xoay viết, gõ bút chì, nhịp chân hoặc đồng thời có thể nghe nhạc khi học.
- Thích nằm trên sàn nhà hoặc giường để nghiên cứu.
- Thích phiêu lưu, thử nghiệm, hứng thú với các hoạt động khiêu vũ, kịch...
- Học tốt nhất thông qua hành động và trải nghiệm.
- Thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ điệu bộ thay cho lời nói.
- Cảm thấy khó khăn khi phải ngồi lâu một chỗ, và có thể nổi cáu do nhu cầu thích hoạt động và khám phá.
Phong cách học tập
- Khuyến khích diễn tả cảm xúc thông qua các hoạt động cơ thể.
- Khơi gợi và kích thích khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng từ ngữ liên quan như: cảm giác, nắm giữ, kiểm soát, rắn rỏi, chộp lấy, chạm vào, di chuyển...
- Tăng cường thực hành các môn học, sử dụng tối ưu các công cụ giảng dạy thực hành.
- Học trong một khoảng thời gian ngắn thay vì ngồi lâu một chỗ. Tạo điều kiện di chuyển cơ thể và địa điểm mỗi khi học. Sử dụng kỹ thuật về vận động – cử chỉ tay như: chơi yoyo, hoặc chơi các món đồ chơi trên tay khi học để giảm căng thẳng.
- Khuyến khích sáng tạo qua các trò chơi. Tham quan bảo tàng, nghệ thuật gốm sứ, trồng
cây, làm vườn...
- Học nhóm, tham gia thảo luận, giải quyết các bài tập tình huống, tham gia các chuyến đi thực tế.
- Hoặc khi đọc truyện, phụ huynh hãy phân vai cho trẻ đóng một vai tích cực.Khi đó, phụ huynh có thể ghi âm cho cháu nghe lại hay đóng lại vai với các thành viên khác trong gia đình.

Mời các bạn đọc thêm các bài liên quan 
Bạn đã biết gì về sinh trắc vân tay

Giai đoạn vàng làm sinh trắc vân tay
 


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn