Một buổi phỏng vấn cũng giống như một ván bài – trong khi nhà tuyển dụng chia bài thì bạn là người nắm giữ tất cả những lá Át.

Vậy làm sao để bạn có thể thắng được ván bài này? Tính toán chiến lược và chuẩn bị thật kĩ!

Những người mới tìm việc chắc chắn sẽ phải chuẩn bị thật nhiều rồi, nhưng ngay cả những người đã có kinh nghiệm cũng nên như vậy. Thậm chí những người đã từng phỏng vấn rất nhiều lần vẫn cần phải ôn luyện lại để có thể thành công hơn khi tìm việc.

Vicky Oliver, trong cuốn sách “301 Smart Answers to Tough Interview Questions” (301 câu trả lời phỏng vấn thông minh cho những câu hỏi khó), đã nói rằng để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn “nghiêm ngặt và tốn chất xám”, các ứng viên cần phải “xem nó như một đợt kiểm tra và cần phải học mới làm được”. Cuốn sách chứa nhiều câu hỏi phỏng vấn từ cơ bản cho đến rất khó để giúp các ứng viên chuẩn bị tốt hơn cho những buổi phỏng vấn.

Dưới đây là 9 câu hỏi được trích từ cuốn sách, cả tiếng Anh và tiếng Việt để bạn có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho buổi phỏng vấn của mình.

Lưu ý: đây chỉ là những câu trả lời mẫu và không thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Mục đích của chúng là giúp bạn có thể biết được hướng trả lời cho những câu hỏi khó nhất và thể hiện được bản thân mình trong những cuộc phỏng vấn.

1. Hỏi:

Bạn nghĩ vị trí bạn đang phỏng vấn gây những bất lợi và rủi ro gì cho bạn?

What do you view as your risks and disadvantages with the position we are interviewing you for?

Trả lời:

Tôi cho rằng cho dù văn phòng có cách xa nửa vòng trái đất, tỉ lệ nhân viên không tiếp cận được với những người đưa ra quyết định là rất nhỏ. Mặt khác, những công nghệ như email, fax, hội nghị từ xa và sự sẵn sàng làm việc 24/7 sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về địa lý.

I think that with the home office located halfway across the globe, there is a very small risk that one might not have the chance to interact with the key decision makers as often as might be ideal. On the other hand, teleconferencing, email, faxing, and having a 24/7 work ethic will go a long way towards bridging the gap.

2. Hỏi:

Bạn sẵn sàng để bắt đầu lại ở một vị trí thấp chỉ để làm việc ở đây, cho dù bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm ở lĩnh vực đang làm?

Are you telling me that, after earning years of experience in your field, you would be willing to start at an entry-level position just to get your foot in the door here?

Trả lời:

Đôi khi chúng ta cần phải lùi lại một bước để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp. Bắt đầu ở một vị trí thấp sẽ giúp tôi học hỏi từ những điều cơ bản. Công việc trước đây của tôi có nhiều điểm khác biệt với công việc này đủ để khiến tôi thích thú để bắt đầu lại. Ngay cả thu nhập cũng không thành vấn đề.

Sometimes you need to take a step backward to move your career forward. Starting in an entry-level role would allow me to learn your business from the ground up. The career that I’ve been in is so different than yours that I would love the opportunity to start over again in your field. The salary cut will be well worth it.

3. Hỏi:

Tại sao bạn lại ngưng làm việc lâu như vậy và lại muốn quay trở lại vào lúc này?

Why did you take so much time off from work, and why do you wish to get a job now?

Trả lời:

Tôi có một cặp sinh đôi và chồng tôi làm việc 24/7, thế nên tôi cần phải ở nhà để nuôi con. Nhưng trong khoảng thời gian đó tôi vẫn nhớ công việc. May mắn thay, tôi vẫn giữ được đầu óc của mình với công việc thông qua việc tư vấn cho những khách hàng trước đây.

When I first had the twins, my husband was working 24/7, and I really needed to be there to raise the kids. But during that time, I really missed working. Fortunately, I kept my hand in the business during those years by consulting for several of my ex-clients.

Hình ảnh có liên quan

4. Hỏi:

Đâu là điểm yếu thực sự của bạn (không phải là một điểm mạnh tiềm ẩn)?

What is your biggest weakness that’s really a weakness and not a secret strength?

Trả lời:

Tôi là người cực kỳ thiếu kiên nhẫn. Tôi muốn nhân viên của tôi chứng tỏ được thực lực của họ ngay trong nhiệm vụ đầu tiên tôi giao. Nếu không, tôi có xu hướng tự hoàn thành việc đó và không giao việc cho họ nữa. Tuy nhiên, để khắc phục điểm yếu này, tôi thường nhắc trước cho nhân viên biết tôi trông đợi điều gì ở họ.

I am extremely impatient. I expect my employees to prove themselves on the very first assignment. If they fail, my tendency is to stop delegating to them and start doing everything myself. To compensate for my own weakness, however, I have started to really prep my people on exactly what will be expected of them.

5. Hỏi:

Bạn sẽ làm gì nếu như sếp của bạn muốn bạn tuyển một nam nhân viên trong khi bạn muốn tuyển một người nữ và đã tìm được người thích hợp nhất?

What would you do if you really wanted to hire a woman under you, and you knew the perfect candidate, but your boss really wanted to hire a man for the job?

Trả lời:

Tôi sẽ đề nghị sếp cho cả hai người thử việc dưới dạng nhân viên tự do và theo dõi cả hai để kiểm tra xem ai là người thích hợp nhất.

I’d recommend that we perform an on-site “test,” by hiring both candidates on a freelance basis for two weeks each.

6. Hỏi:

Bạn giỏi “quản lý trên” (làm việc với cấp trên) hay ”quản lý dưới” (làm việc với cấp dưới)?

Are you better at “managing up” or “managing down”?

Trả lời:

Nếu một người không giỏi làm việc với cấp trên, người đó sẽ khó có thể có cơ hội được làm việc với cấp dưới. Tôi lại là người rất biết tự quản lý bản thân. Tôi chưa bao giờ trễ deadline nào cả.

If you aren’t good at “managing up,” you rarely get the opportunity to “manage down.” Fortunately, I’ve always been quite good at self-management. I’ve never had a deadline that I didn’t meet.

Hình ảnh có liên quan

7. Hỏi:

Nếu bạn đang làm chủ một công ty sản xuất sản phẩm X và thị trường đang sụt giảm, bạn sẽ làm gì?

If you were running a company that produces X and the market was tanking for that product, what would you do?

Trả lời:

Tôi sẽ nghiên cứu một thị trường mới trong khi đốc thúc các kỹ sư cải tiến sản phẩm để thu hút được khách hàng mục tiêu tốt hơn.

I would search for new markets for the product while I spurred the engineers to change the product to make it more marketable to its original core audience.

8. Hỏi:

Bạn nghĩ khi nào bạn sẽ ở vào đỉnh cao của sự nghiệp?

When do you think you’ll peak in your career?

Trả lời:

Tôi là một người năng động, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đi đến đỉnh cao. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải thực sự hiểu bản thân, và biết được khi nào thì một người vượt qua được chính bản thân mình

I come from a long line of healthy, hardy, mentally active types and so I confess that I never even think about “peaking” in my career. That having been said, I do think it’s important to have some self-knowledge, and to recognize when one is past one’s prime.

9. Hỏi:

Khi nào thì bạn sẽ đứng ở vị trí của tôi?

Will you be out to take my job?

Trả lời:

Có thể sau 20 năm nữa, nhưng tới thời điểm đó, có lẽ ông/bà/ đã ở vào một vị trí điều hành cả công ty và sẽ cần một người cấp dưới trung thành, có kinh nghiệm để giúp ông/bà quản lý bộ phận này.

Maybe in about 20 years, but by then, I suspect you’ll be running the entire company will need a good, loyal lieutenant to help you manage this department!


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn