Được biết đến với nền giáo dục phát triển và là một trong những quốc gia thịnh vượng, đáng sống nhất thế giới, New Zealand trở thành điểm đến du học lý tưởng của nhiều người trẻ trong những năm gần đây. Sắp tới, chính quyền nước này cũng sẽ thực hiện một số thay đổi về quyền làm việc sau tốt nghiệp tại New Zealand cho học sinh quốc tế. 

Thay đổi có lợi cho du học sinh

 Những thay đổi này nhằm bảo đảm lợi ích cho lộ trình hậu tốt nghiệp của học sinh quốc tế và chủ lao động qua việc cung ứng những kỹ năng và trình độ chuyên môn mà New Zealand có nhu cầu, dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 26-11-2018.

 Những thay đổi cụ thể như sau: 

  1. Thứ nhất là loại bỏ thị thực lao động có hỗ trợ từ chủ lao động sau tốt nghiệp ở mọi cấp độ. Những thay đổi trong quyền làm việc hậu tốt nghiệp cho học sinh quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công việc các bạn trẻ Việt Nam 

  2. Thứ hai là cung cấp visa lao động sau tốt nghiệp theo dạng mở có hạn một năm cho học sinh bậc 4 đến 6 và học sinh cấp 7 theo dạng không cấp bằng, với một năm thêm cho sinh viên tốt nghiệp bậc cao học đang trong quá trình đăng ký với cơ quan chuyên môn hoặc thương mại. 

  3. Thứ ba là cung cấp visa lao động sau tốt nghiệp theo dạng mở có hạn trong hai năm cho học sinh bậc 4 đến 6 và bậc 7 theo hướng không cấp bằng đang theo học ngoài Auckland, với điều kiện quá trình học tập phải được hoàn tất trước tháng 12-2021. Vào thời điểm đó, quyền lợi cho việc lao động sau khi tốt nghiệp sẽ chuyển thành một năm cho học sinh bậc 4 đến 6 và bậc 7 theo hướng không cấp bằng với một năm thêm cho sinh viên tốt nghiệp bậc Cao học đang trong quá trình đăng ký với cơ quan chuyên môn hoặc thương mại.

  4. Thứ tư là cung cấp thị thực lao động sau tốt nghiệp theo dạng mở có hạn trong ba năm cho bậc 7 trở lên.

  5. Thứ năm là yêu cầu học sinh quốc tế đang học bậc 8 làm trong lĩnh vực có trong danh sách các kỹ năng bị thiếu dài hạn, nhằm để vợ/chồng của họ có đủ điều kiện làm thị thực lao động, và để con cái phụ thuộc của người vợ/chồng có đủ điều kiện học trong các trường nội địa miễn phí.

  6. Những thông tin cần thiết cho du học sinh 

Successful student education concept. Holding books and graduation cap over New Zealand flag background.

Hiện nay, có hơn 2.200 học sinh, sinh viên Việt Nam đang theo học tại New Zealand, thống kê của ENZ trong năm tháng đầu năm 2017 cho thấy số lượng visa cấp lần đầu cho học sinh, sinh viên Việt Nam đã tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo kết quả Bảng xếp hạng QS Ranking 2018, có năm trong tổng số tám trường đại học New Zealand cải thiện thứ hạng của mình, riêng Trường Đại học Auckland được công nhận là đơn vị giáo dục hàng đầu New Zealand với vị trí 82 trên toàn thế giới. Ngoài ra, chính phủ có rất nhiều sáng kiến để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên quốc tế như sau: 


  • Luật hóa quy chế bảo trợ và chăm sóc sinh viên quốc tế Sinh viên quốc tế tại New Zealand càng hưởng nhiều lợi ích hơn nữa từ việc chính phủ củng cố các quy định về chăm sóc và bảo trợ du học sinh tại đất nước này. Quy chế Bảo trợ và Chăm sóc Sinh viên Quốc tế của New Zealand nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường New Zealand phải tuân theo, bất kể bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường, khi nhà trường có sinh viên quốc tế theo học. Quy chế cũng nêu rõ các quyền lợi mà sinh viên quốc tế có thể yêu cầu nhà trường phải đáp ứng trong suốt thời gian sinh viên theo học tại nhà trường. Xem thêm: 5 trường đại học công lập New Zealand tuyển thẳng học sinh Việt Nam Các sinh viên Việt Nam xuất sắc nhận học bổng chính phủ New Zealand Asean Scholarship Một trong những điều khoản quan trọng của bộ luật này quy định học sinh chưa đủ 18 tuổi bắt buộc phải sống cùng người bảo hộ tại New Zealand, hoặc ở homestay để được hỗ trợ tối đa nhất. Tất cả các homestay nếu muốn đăng ký cho sinh viên “trọ” đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ trường học trong suốt quá trình sinh sống tại homestay. Đặc biệt, trước khi đưa du học sinh đến ở, nhân viên nhà trường sẽ kiểm duyệt chất lượng của homestay nhiều lần để chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho du học sinh bắt đầu một cuộc sống mới. Bên cạnh đó, một bộ quy định mới liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi cho sinh viên quốc tế cũng chính thức có hiệu lực: Quy định về giải quyết tranh chấp. Quy định này nhằm hỗ trợ các sinh viên quốc tế tìm kiếm những giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nếu gặp phải bất đồng với các trường New Zealand mà họ đang theo học.

  • Hợp tác chặt chẽ giữa trường học và cảnh sát New Zealand Một trong những dự án hợp tác thú vị giữa cảnh sát New Zealand và các trường đại học tại thủ đô Wellington là Cộng đồng tuần tra của cảnh sát New Zealand. Cộng đồng này tập hợp các tình nguyện viên là sinh viên quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và hiện đang học tại Wellington. Các du học sinh tham gia đội tuần tra đặc biệt này sẽ sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đi tuần khắp các đường phố Wellington về đêm, đảm bảo an ninh trong khu vực và có những hỗ trợ cho người dân khi cần thiết. ĐH Auckland ra mắt trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo Phan Kháng (sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện, ĐH Massey, New Zealand) cho biết, an ninh chưa bao giờ là vấn đề đáng lo ngại tại New Zealand, nên công việc chủ yếu của anh trong đội tuần tra là đi tuần dọc các khu có nhiều quán rượu nhỏ ở khu trung tâm thương mại và nhắc nhở mọi người không được uống bia rượu nơi công cộng. Phan Kháng và đồng đội của mình còn đi hỗ trợ an ninh trong các dịp lễ hội diễn ra tại thủ đô Wellington. Đại học Massey và cảnh sát New Zealand còn kết hợp tổ chức các buổi tập huấn hai tháng một lần với các chủ đề bổ ích như: Cách phòng chống tối phạm, Đe dọa trực tuyến, Hiệp ước Waitangi… Với tư cách là đại sứ sinh viên quốc tế, sinh viên còn tham dự trực tiếp các buổi tập huấn này để về phổ biến thông tin đến du học sinh quốc tế khác trong trường. 

  • Trung tâm hỗ trợ phiên dịch Language Line Language Line là một sáng kiến của Hội đồng Dân tộc (Office of Ethnic Communities), nhằm hỗ trợ phiên dịch qua điện thoại cho du học sinh hoặc khách ngoại quốc trong thời gian đầu ở New Zealand. Language Line liên kết với các cơ quan chính phủ, hội đồng thành phố và cả bệnh viện để hỗ trợ những trường hợp khẩn cấp như y tế, pháp luật, việc làm… Để sử dụng dịch vụ này, bạn cần chọn một đơn vị nằm trong danh sách liên kết với Language Line và yêu cầu được hỗ trợ ngôn ngữ, phiên dịch viên sẽ giúp bạn giao tiếp để giải quyết vấn đề. Language Line hoạt động chủ yếu vào các ngày trong tuần và có thể hỗ trợ đến 44 ngôn ngữ, trong đó có cả Việt Nam. Xem thêm thông tin về danh sách các đơn vị liên kết với Language Line tại: ethniccommunities.govt.nz/story/participating-agencies



........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn