Câu hỏi này không phải cho ngành tâm lý mà cho tất cả các ngành nhỉ? Tuy nhiên, trải nghiệm văn hoá là điều kiện nhất định nên có nếu như bạn thực sự muốn làm công việc chữa lành tâm trí của người khác.

Hệ thống giáo dục ở các nước khác nhau vì nó tuỳ vào văn hoá chính trị của nước đó. Nước mình là xã hội chủ nghĩa còn các nước phát triển là tư bản, nước mình coi trọng truyền thống của đám đông, của xã hội và giá trị nhân văn của văn hoá xã hội. Còn các nước tư bản người ta theo hướng độc lập cá nhân, tự do về ngôn ngữ hành vi và tự chịu trách nhiệm cho bản thân mình vì xã hội sẽ không quan tâm nếu bạn làm sai hay làm đúng. Giáo dục cũng vậy.

Kết quả hình ảnh cho Nên học tâm lý học/ tội phạm học ở Việt Nam hay đi du học?"

Khi bạn học ở nước ngoài, bạn sẽ được tiếp xúc với các nền văn hoá khác nhau và bạn sẽ được rèn luyện tính cách phóng khoáng, tự do và phá vỡ những guồng xích định kiến.

Muốn trở thành một nhà trị liệu cho tâm hồn, bạn cần có một cái nhìn từ nhiều hướng và một trái tim có khả năng đồng điệu với xã hội.

Như Anna Freud đã nói: “ If you want to be a real psychoanalyst you have to have a great love of the truth, scientific truth as well as personal truth, and you have to place this appreciation of truth higher than any discomfort at meeting unpleasant facts, whether they belong to the world outside or to your own inner person.”

“ Nếu bạn muốn trở thành một nhà phân tâm học / tâm lý học thực thụ, bạn phải có một tình yêu sâu sắc với sự thật, cả với sự thật của khoa học và sự thật của con người.Và bạn phải đặt sự thật lên trên tất cả những cảm giác khó chịu hay không hài lòng, cho dù sự thật đó có không thật trong mắt bạn, cho dù sự thật đó không tồn tại trong thế giới của bạn hay chưa từng xuất hiện trên thế giới này đi nữa, bạn cũng phải tin và công nhận sự thật đó.”

Anna Freud còn nói thêm rằng muốn trở thành một nhà tâm lý học, bạn phải có các kiến thức rộng mở không chỉ về tâm lý mà còn phải có độ rộng về kiến thức văn hoá , xã hội, sinh học, vật lý, văn học, lịch sử,…
Đó là lí do vì sao mình nghĩ du học là một cách tốt để học tâm lý, vì bạn sẽ được nhận lấy những kiến thức từ nền văn minh nhân loại, nhìn thấy những cái xấu mà bạn chưa từng nhìn thấy cũng như cảm nhận được điều tốt mà bạn chưa bao giờ hiểu được khi bạn ở trong vùng an toàn của bản thân mình. Ví dụ khi bạn ít đi ra ngoài khám phá và bạn học tâm lý học, bạn sẽ nghĩ thế nào khi khách hàng của bạn là những người mà bạn không hề biết văn hoá của họ khác bạn như thế nào? Nếu bạn chưa từng nhìn qua cuộc sống của những người ở những miền quê, vùng đất mà bạn chưa từng bước đến ngay cả trên đất nước bạn thì làm sao bạn hiểu được người ta trải qua những chuyện kia khó khăn thế nào?

Bạn có sợ khi nhìn thấy người da màu? Bạn có cười cợt khi thấy phụ nữ hồi giáo trùm kín người? Bạn có thấu hiểu khi một cô gái sống buông thả bản thân và bị trầm uất? Bạn sẽ hiểu và thương cô ấy hay bạn nghĩ rằng đáng đời con gái lẳng lơ?

Bạn sẽ biết cách nhìn nhận sự khác biệt. Bạn sẽ không ngạc nhiên trước những việc "kì lạ" nữa vì nó vốn dĩ không hề kì lạ, chẳng qua vì bạn chưa bao giờ được nhìn thấy nó mà thôi.

Kết quả hình ảnh cho Nên học tâm lý học/ tội phạm học ở Việt Nam hay đi du học?"

Học ở một đất nước khác giúp bạn thấu hiểu bản thân, phải thấu hiểu bản thân rồi mới có thể thấu hiểu người khác. Khi mà bạn nhìn thấy thế giớ không xoay quanh bạn, khi mà bạn nhìn thấy bạn thật nhỏ bé giữa thế giới này bạn mới hiểu được bạn phải cố gắng như thế nào. Khi mà bạn nghĩ bản thân bạn giỏi giang, bản thân bạn hơn người khác, bước chân ra khỏi vùng an toàn của bạn thì bạn là ai hay chỉ thực sự là tự ảo tưởng ?


Mở rộng tầm mắt, mở rộng trái tim.

Hôm qua mình có đọc một bài báo, mình biết đây chỉ là số nhỏ, nhưng mình cũng muốn nhắc đến như thế này: Bài báo nói về một giảng viên tâm lý học ở Việt Nam phải nghỉ phép vài hôm để tới thăm cậu con trai của mình đi học Đại học vì cậu con trai ấy không biết chăm sóc bản thân khi sống xa gia đình. Hơn thế nữa, người mẹ giảng viên tâm lý học này từng nói với đứa con trai rằng:” con trai chỉ cần lo học thôi vì chuyện vặt trong nhà sau này đã có vợ lo rồi”.

Câu nói đó đối với mình đó là một phần định kiến trong xã hội, nếu bạn học ở Việt Nam và người dạy bạn không có một tầm nhìn rộng mở thì bạn có thể phát triển hết mức không?

Mình học ở nước ngoài và mình thậm chí có thể giơ tay lên phản bác ý kiến của giáo sư chỉ vì ý kiến của ông ấy khác mình, và ông ấy cũng trả lời lại giải đáp câu hỏi của mình nhưng dưới quan điểm của ông ấy.
Hơn nữa sau này khi bạn ra ngoài tìm việc người ta yêu cầu bạn có những kĩ năng (mình tìm ở link tuyển dụng Việt Nam) "The first is the level of technical skills, while the second, which is of equal importance, are the individual’s interpersonal skills such as independence, attitude, problem solving and maturity."

Bạn cần phải có tính độc lập, tự giác, thái độ tốt, kĩ năng giáo tiếp, cách giải quyết vấn đề. Khi bạn đi du học, bạn sống một mình mấy năm trời chả ai giúp được bạn khi bạn gặp khó khăn cả, những kĩ năng này sẽ đến một cách tự nhiên đến mức mà sau có vứt bạn qua Châu phi bạn cũng sống được. ^^

Hơn nữa, ngành tâm lý học cũng giống như học dược, học bác sĩ, đều cần rất nhiều bằng cấp chuyên ngành. Ở nước ngoài muốn làm một người làm trong ngành này bạn phải có ít nhất bằng cấp thạc sĩ, và thường thì mọi người đều lấy cho mình bằng giáo sư hoặc tiến sĩ, Dr. Còn ở Việt Nam, thậm chí ngành này còn chưa phát triển mạnh và bạn khó có thể tìm bệnh viên trị liệu tâm lý mà không dùng thuốc.

Để học một ngành học mà bạn phải đánh đổi quá nhiều thời gian và công sức, chưa kể ở Việt Nam, lựa chọn này được xếp vào hàng ngành nghề rất rủi ro không tìm được việc. Nếu như bạn không đủ niềm tin và đam mê mà chỉ dừng lại ở sở thích và muốn chữa trị cho bản thân mình, sẽ rất khó để theo đuổi.
(Theo Admin: Psychology facts)


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn