Khả năng thích ứng ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dù là do mong muốn chuyển sang một ngành mới, sự thay đổi của thị trường lao động, hay đơn giản là tìm kiếm sự phát triển cá nhân, những người đang cân nhắc thay đổi nghề nghiệp thường đứng trước những quyết định quan trọng.
Trọng tâm của quá trình ra quyết định này là hai khái niệm: nâng cao kỹ năng (upskilling) và tái kỹ năng (reskilling). Việc hiểu rõ hai khái niệm này có thể giúp định hướng con đường chuyển đổi sự nghiệp thành công.
Đến năm 2026, có đến 1,4 triệu lao động cần được đào tạo lại kỹ năng. Khoảng 70% trong số họ cần thay đổi vì công việc hiện tại sẽ không còn tồn tại. Đặc biệt, 55% trong các ngành ô tô, hàng không vũ trụ, chuỗi cung ứng và vận tải đã phải tham gia vào quá trình đào tạo lại kỹ năng. Theo dữ liệu từ Harvard Business Review, khoảng 68% người lao động nhận thức được những thay đổi sắp tới trong lĩnh vực của họ và sẵn sàng học hỏi kỹ năng mới để duy trì khả năng cạnh tranh trong công việc.
Sự Khác Biệt Giữa Upskilling và Reskilling
- Nâng cao kỹ năng (Upskilling) giúp bạn phát triển thêm các kỹ năng hiện có để tăng khả năng làm việc trong ngành hoặc vị trí hiện tại. Điều này giúp bạn cập nhật các tiến bộ mới nhất và gia tăng giá trị trong con đường sự nghiệp hiện tại.
- Tái kỹ năng (Reskilling) liên quan đến việc học hỏi các kỹ năng hoàn toàn mới để chuyển sang một công việc hoặc lĩnh vực khác. Đây là một sự thay đổi mang tính căn bản, giúp bạn tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp hoàn toàn mới.
Ví dụ về Upskilling
- Một nhà tiếp thị kỹ thuật số học chuyên sâu về phân tích dữ liệu nâng cao để đo lường hiệu quả chiến dịch tốt hơn.
- Một lập trình viên học một ngôn ngữ lập trình mới để phát triển các ứng dụng phức tạp hơn.
- Một chuyên gia nhân sự (HR) tham gia các khóa học về công nghệ nhân sự mới để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng.
Làm thế nào để nâng Upskilling?
Quá trình nâng cao kỹ năng thường bao gồm việc tìm kiếm các khóa đào tạo hoặc giáo dục bổ sung phù hợp với công việc hiện tại, thông qua:
- Các khóa học trực tuyến hoặc hội thảo trên web (webinars).
- Các chứng chỉ chuyên môn.
- Tham gia các hội thảo, hội nghị và sự kiện chuyên môn.
- Đọc sách và ấn phẩm chuyên ngành.
Các nền tảng hỗ trợ Upskilling
- Skillsoft: Cung cấp kỹ năng về kinh doanh, lãnh đạo, công nghệ và đạo đức tuân thủ.
- DevSkiller: Đào tạo chuyên sâu cho các đội ngũ kỹ thuật.
- Learnify Pro: Hệ thống học tập cá nhân hóa theo từng ngành thông qua phân tích dữ liệu.
- BusinessAcumen Edge: Tích hợp giáo dục về kinh doanh và lãnh đạo để phát triển tư duy chiến lược.
- FutureLearn: Hợp tác với nhiều trường đại học và tổ chức để cung cấp các khóa học và chương trình cấp bằng.
Ví dụ về Reskilling
- Một quản lý bán lẻ học lập trình web để trở thành nhà phát triển web.
- Một kế toán học về thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) để chuyển sang ngành công nghệ.
- Một giáo viên chuyển sang lĩnh vực đào tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp.
Làm thế nào để Reskilling?
So với Upskilling, Reskilling thường cần lộ trình học tập có hệ thống hơn, bao gồm:
- Học lại từ đầu với bằng cấp hoặc chứng chỉ mới.
- Tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu như bootcamp.
- Tích lũy kinh nghiệm thực tế thông qua thực tập, tình nguyện hoặc làm việc bán thời gian trong lĩnh vực mới.
Các nền tảng hỗ trợ Reskilling
- EY Skills Foundry: Nền tảng giúp doanh nghiệp liên tục thích ứng bằng cách đào tạo kỹ năng mới cho nhân viên.
- Thirst: Hệ thống học tập giúp nhân viên nhanh chóng nâng cao và tái kỹ năng theo nhu cầu công việc.
Lợi ích của việc nâng cao Upskilling & Reskilling

Việc nâng cao và tái kỹ năng mang lại lợi ích đáng kể cả về định lượng lẫn định tính:
1. Về Định lượng (Số liệu cụ thể)
- Tăng thu nhập nhờ vào kỹ năng mới.
- Cải thiện sự ổn định công việc trong một thị trường lao động không ngừng thay đổi.
- Gia tăng cơ hội việc làm khi bạn sở hữu các kỹ năng được săn đón.
2. Về Định tính (Lợi ich về tinh thần)
- Tăng sự hài lòng trong công việc nhờ sự phát triển cá nhân.
- Khuyến khích văn hóa học tập liên tục trong môi trường làm việc.
- Giúp doanh nghiệp và nhân sự linh hoạt, thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của thị trường.
Đối với các tổ chức, đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng và đào tạo lại nhân viên có thể giảm tỷ lệ nghỉ việc, cải thiện năng suất và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong ngành. Mặc dù chi phí và thời gian đầu tư ban đầu có vẻ đáng kể, nhưng lợi ích lâu dài cho cả cá nhân và tổ chức vượt xa những chi phí ban đầu này, khiến upskilling và reskilling trở thành một khoản đầu tư khôn ngoan cho tương lai của công việc.
Dù bạn đang upskilling để thăng tiến trong lĩnh vực hiện tại hay reskilling để nhảy sang một lĩnh vực hoàn toàn mới, cam kết của bạn với sự phát triển cá nhân sẽ là la bàn dẫn đường.
(nguồn: dịch từ bài Reskilling Vs Upskilling: Learning Key Differences For Career Growth của tác giả Dr. Cheryl Robinson covers areas of leadership, pivoting and careers., https://www.forbes.com/)
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai