1. Tìm một nơi học tập lý tưởng 

- Nhiều bạn nghĩ rằng, học ở đâu mà chẳng được, miễn là mình tập trung vào việc của mình. Tuy nhiên, suy nghĩ này là một sai lầm. Hãy tránh xa những khu vực ồn ào, có nhiều bạn bè của bạn hay lui tới. Bởi lẽ, dù muốn dù không bạn cũng sẽ bị phân tâm bởi câu chuyện của họ hoặc ồn ào của quán xá.

- Địa điểm lý tưởng cho tới tự học là thư viện, lớp học hoặc chính góc học tập của bạn.

2. Tìm kiếm một nhóm học tập

- Không ai hiểu rõ được tất cả mọi vấn đề, và đó chính là lý do vì sao bạn cần có 1 nhóm bạn cùng nhau học tập. Các thành viên trong nhóm nên có nhiều thế mạnh, vì thế mọi người có thể cùng trao đổi và cùng nhau tiến bộ trong học tập.

- Mọi người cũng không nên tranh luận quá gay gắt về 1 vấn đề, mọi thứ nên dừng ở mức vừa phải để bảo đảm đoàn kết và vui vẻ.

- Một nhóm học chỉ nên có tối đa 4-5 người, quá nhiều người sẽ khiến mọi người bị phân tâm và việc học có thể sẽ biến thành một buổi buôn chuyện.

3. Lên kế hoạch cụ thể và thực hiện nghiêm túc

- Đừng bao giờ học tùy hứng, mà hãy có một kế hoạch cụ thể. Những môn học đã được lên kế hoạch và thực hiện nghiêm túc. Duy trì được việc này, bạn sẽ hình thành thói quen suy nghĩ và tư duy trong một thời gian dài.

- Ngoài ra, việc ôn luyện kiến thức trong một thời gian dài sẽ giúp cho kiến thức bạn có được bền bỉ và nhớ lâu. Đừng đợi tới lúc kiểm tra rồi mới học dồn. 

4. Nghiêm túc nghe giảng

- Có lẽ các sinh viên đều hiểu rằng, chăm chú nghe giảng sẽ giúp họ tiết kiệm tương đối thời gian học ở nhà nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều ấy. 

- Cố gắng nắm bắt hết các kiến thức cơ bản và nắm chắc các ý chính thì về nhà, bạn sẽ chỉ việc đọc thêm 1 lần nữa là ổn. 

5. Nắm rõ deadline nộp bài tập

- Đừng bao giờ "nước đến chân mới nhảy". Điều này vừa làm cho bạn bối rối khi giải quyết bài tập về nhà, lại vừa cảm thấy rằng, việc học quả thật nặng nề. Nếu bạn nắm rõ hạn nộp bài tập thì hãy lên kế hoạch dành 2-3 ngày cho 1 bài với sự đầu tư công phu, tỉ mỉ. Chắc chắn, kết quả học tập mà bạn đạt được sẽ không hề tồi tệ đâu. 

6. Không biến bài làm thành giáo trình thứ 2

- Hãy thử nghĩ xem, nếu như thầy cô giáo nhận ra rằng, bài làm của bạn chỉ là copy và paste lại từ sách giáo khoa hay giáo trình thì họ sẽ cho bạn bao nhiêu điểm. Ở bài làm như thế, nó vừa thể hiện bạn là người không chịu tư duy lại vừa máy móc trong làm bài.

- Có thể vẫn khối lượng kiến thức ấy, hãy tìm cho nó một cách trình bày khác đi, độc đáo và sáng tạo. Trình bày theo ý hiểu của mình và thể hiện rõ quan điểm với từng vấn đề là cách mà người đi trước khuyên các thế hệ đi sau. 

7. Hãy yêu thích các môn bạn học 

- Nếu bước chân vào một môn học mà ngay từ đầu bạn đã có sẵn ác cảm thì chắc chắn, chẳng bao giờ bạn có thể chinh phục được nó. Luôn nghĩ rằng, nó thực sự phù hợp với bạn, nó có những vẻ đẹp mà bạn có thể chưa từng khám phá ra. Điều đó sẽ mang tới cho bạn sự hứng thú và cảm thấy không mệt mỏi khi học bài. 

8. Không học nhồi nhét, cần nghỉ ngơi hợp lý

- Học quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và làm cho việc học trở thành ác mộng với mỗi người. Vì vậy, nếu đang học mà cảm thấy mệt mỏi, hãy dành 5-7 phút nghỉ ngơi, nghe 1 bản nhạc hoặc đi lại quanh phòng để hít thở và thư giãn. 

- Học vừa đủ và dành thời gian vừa đủ để tái sinh năng lượng chính là bí quyết việc học thực sự trở nên dễ dàng hơn. 



........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn