“Business Development” có nghĩa là “phát triển kinh doanh”. Đây là một ngành nghề có liên quan mật thiết đến Sales và Marketing. Công việc chính của những người làm mảng Business Development là tạo nên mối quan hệ lâu dài và bền chặt giữa các doanh nghiệp và khách hàng. Họ không hướng đến các chiến lược ngắn hạn mà tập trung vào những mục tiêu dài hạn theo kiểu “trường kỳ kháng chiến” và việc phát triển các mối quan hệ với khách hàng chính là một trong số đó!

Khi các doanh nghiệp tiến hành đầu tư vào mảng Business Development thì họ mới thấm thía được ý nghĩa của câu nói “Đường dài mới biết ngựa hay”. Họ sẽ không thu về được kết quả ngay mà phải chờ đợi và kiên nhẫn thì mới nhận được “trái ngọt”. Đó cũng là lý do các doanh nghiệp phải hoạch định được các chiến lược dài hạn và đầu tư vào Business Development theo đúng như những định hướng ấy.

Nhân viên phát triển kinh doanh là gì?

Nhân viên phát triển kinh doanh là một vị trí trong chuỗi các công việc thuộc mảng Business Development. Tuy chỉ là một vị trí ở tầm thấp nhưng họ lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng, các doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì không thể thiếu đi các “mắt xích” là họ!

Nhân viên phát triển kinh doanh (hay còn được gọi là “Business Development Representative”) là những người đứng giữa kết nối hai bộ phận là Sales và Marketing của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của họ là tiếp cận các khách hàng tiềm năng (thường là các doanh nghiệp) và thuyết phục các  khách hàng đó sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty họ.

Công việc phải làm của Business Development

  • Tiếp nhận danh sách các khách hàng tiềm năng lấy được từ chiến dịch Marketing của công ty và tiến hành sàng lọc để gửi danh sách ấy cho phía bộ phận Sales
  • Gọi điện hoặc gửi email cho khách hàng để giới thiệu về doanh nghiệp cũng như sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
  • Nắm bắt nhu cầu của khách hàng thông qua quá trình tiếp xúc gián tiếp rồi sau đó chọn ra các sản phẩm/dịch vụ thích hợp để giới thiệu cho khách.
  • Sắp xếp các buổi gặp mặt giữa khách hàng và các nhân viên phòng Khách hàng.
  • Update những sản phẩm mới
  • Báo cáo tiến độ cũng như thành quả công việc cho quản lý (thường là Giám đốc Phát triển Kinh doanh) theo định kỳ

Yêu cầu đối với nhân viên phát triển kinh doanh

  • Tốt nghiệp hệ Đại học các ngành như: Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành khác tương tự
  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên phát triển kinh doanh hoặc các vị trí tương đương
  • Sử dụng thành thạo các kỹ thuật bán hàng
  • Đạt thành tích tốt (đạt hoặc vượt vị trí) ở các vị trí làm việc trước đó

Yêu cầu đối với một nhân viên phát triển kinh doanh

  • Sử dụng tốt các loại phần mềm CRM; sử dụng thành thạo Microsoft Excel
  • Am hiểu các chỉ số đo lường trong kinh doanh
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục đều ở mức tốt

Mức lương của nhân viên phát triển kinh doanh

Theo khảo sát, mức lương trung bình của một Business Development Representative sẽ rơi vào khoảng 11.000.000 đ cho đến 20.000.000 đ/tháng. Đây cũng được đánh giá là một mức lương tương đối hấp dẫn! Nó sẽ là một “thỏi nam châm” thu hút các bạn trẻ theo đuổi nghề này.

Business Development Manager

“Business Development Manager” dịch ra là “Giám đốc phát triển kinh doanh” hoặc “Quản lý phát triển kinh doanh“. Họ là người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định các khách hàng tiềm năng; giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách là nhiệm vụ quan trọng nhất của họ đồng thời họ cũng liên quan mật thiết đế mảng bán hàng và quảng cáo cho các sản phẩm/dịch vụ…

Nói một cách cụ thể hơn, quản lý phát triển kinh doanh cùng với team mà họ phụ trách sẽ tiến hành tìm kiếm các cơ hội kinh doanh thích hợp cho doanh nghiệp; nghiên cứu khách hàng và giữ mối quan hệ với họ đồng thời sắp xếp các cuộc hẹn cho khách và nhân viên bộ phận Bán hàng. Họ là người đầu tiên liên lạc với các khách hàng đê giới thiệu sản phẩm; họ còn hỗ trợ tạo hồ sơ thầu đồng thời thúc đẩy việc bán hàng trên các thị trường mới.

Trách nhiệm của Business Development Manager

  • Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới ( tìm hiểu thị trường, các xu hướng mới, khách hàng…)
  • Tạo lập danh sách khách hàng tiềm năng và liên tục mở rộng quy mô của danh sách
  • Trực tiếp gặp và trao đổi với khách hoặc qua tiếp xúc gián tiếp với họ qua điện thoại
  • Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại và đưa ra những dự đoán về hướng đi, hướng phát triển của doanh nghiệp  trong tương lai
  • Đưa ra các chiến lược thích hợp để đổi mới hoạt động kinh doanh khi cần
  • Xem xét và xử lý các hợp đồng với khách hàng (công việc này có thể do quản lý hoặc nhân viên cấp dưới đảm nhiệm tùy vào quy mô của doanh nghiệp)
  • Tư vấn, giới thiệu về sản phẩm cho khách hàng nếu cần thiết
  • Lên phan chi tiết cho các chiến dịch bán hàng của doanh nghiệp
  • Đàm phán về giá thành sản phẩm với nhà cung cấp cũng như các khách hàng
  • Quản lý, giám sát và đào tạo về chuyên môm, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên cấp dưới
  • Tham gia thảo luận với phía bộ phận Tiếp thị về hoạt động quảng cáo/quảng bá cho sản phẩm
  • Liên lạc và làm việc với bộ phận kho bãi, hậu cần khi cần
  • Tham gia các hội nghị, hội thảo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích
  • Báo cáo kết quả hoạt động cho các lãnh đạo cấp cao hơn

Yêu cầu đối với vị trí này

Business Development Manager là một vị trí quan trọng trong bộ máy của doanh nghiệp, vì vậy họ cần đáp ứng các điều kiện khắt khe như:

  • Tối thiểu phải có bằng cử nhân Marketing, kinh tế, quản trị kinh doanh… (nếu có bằng cấp cao hơn thì họ càng dễ được lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp tuyển dụng)
  • Kinh nghiệm dày dặn, tối thiểu là 5 năm kinh nghiệm trong ngành Tiếp thị, Bán hàng…

Ngoài ra, Business Development Manager còn cần trang bị đủ các kỹ năng sau đây:

  • Kỹ năng lãnh đạo: Đây là kỹ năng không thể thiếu bởi bên dưới các Quản lý phát triển kinh doanh là một đội ngũ hùng hậu. Người “thuyền trưởng” quản lý tốt đội ngũ của mình thì mới có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra
  • Kỹ năng tổ chức: Business Development Manager phải có kỹ năng tổ chức tốt. Họ cần chọn ra các vấn đề cần ưu tiên và tập trung giải quyết những vấn đề trọng yếu ấy trước
  • Kỹ năng giao tiếp và thuyết trìnhKỹ năng giao tiếp hay thuyết trình đều cần thiết cho vị trí quản lý này! Họ phải biết cách truyền đạt thông tin và trao đổi với cấp trên, cấp dưới và đặc biệt là các khách hàng. Họ cũng thường xuyên phải thuyết trình trước lãnh đạo hoặc các nhân viên của họ về các đường lối, chiến lược, kế hoạch… Vì vậy, họ phải master kỹ năng này!

Thu nhập của Business Development Manager

Business Development Manager là vị trí quản lý cấp cao, vì vậy mức lương của họ tương đối cao. Lương trung bình của họ rơi vào khoảng trên 40.000.000 đ/tháng, nhiều người thậm chí còn có thể kiếm được trên 100.000.000 đ/tháng. Quả là mức lương đáng mơ ước phải không nào? Chắc hẳn các nhân viên phát triển kinh doanh đều mong muốn có thể “chạm tay” đến vị trí này!

 

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC TẠI ĐÂY

1. NGHỀ DƯỢC

2. NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn