Kỹ sư nông nghiệp hiện đang là ngành nghề không được nhiều người quan tâm nhưng mức lương và cơ hội việc làm khá hấp dẫn và tốt. Vậy Kỹ sư nông nghiệp là gì? Mức lương của một kỹ sư nông nghiệp tầm bao nhiêu? Kỹ sư nông nghiệp học ngành gì?
Đọc thêm: Xu hướng nghề nghiệp tương lai
1. Kỹ sư nông nông nghiệp là gì?
Kỹ sư nông nghiệp là những người thực hiện công việc nghiên cứu và phát triển tất cả các lĩnh vực thuộc nông nghiệp. Ngoài ra, họ sẽ kết hợp các công nghệ hiện đại để phát triển nông nghiệp mà vẫn bảo vệ môi trường.
Các kỹ sư nông nghiệp sẽ nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thử nghiệm nhằm cải thiện điều kiện canh tác, tăng năng suất, sản lượng… Ngoài ra còn giúp cải tạo đất cho cây trồng. Thực hiện các công tác bảo nguồn tài nguyên như hạt giống, nước và phân bón hữu cơ. , phân bón vô cơ,… Tóm lại, kỹ sư nông nghiệp là người thực hiện công việc bảo vệ lợi ích và sức khỏe của nông dân, nông sản và vật nuôi có liên quan.
2. Mô tả công việc của kỹ sư nông nghiệp
Dưới đây là thông tin mô tả công việc nghề kỹ sư nông nghiệp:
- Kỹ sư nông nghiệp là người hoạch định các dự án phát triển nông nghiệp và tiến hành nghiên cứu thị trường của ngành và các sản phẩm cùng ngành có liên quan đến công nghệ.
- Kỹ sư nông nghiệp cũng cần đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thoải mái nhằm tăng hiệu quả sản xuất của người lao động.
- Công việc của kỹ sư nông nghiệp còn đảm bảo việc quản lý các vấn đề về môi trường như gia cầm, động vật, thực vật và thủy hải sản,… xung quanh dự án.
- Chịu trách nhiệm quản lý, lập kế hoạch và triển khai các dự án nông nghiệp, đồng thời, họ cũng có trách nhiệm phổ biến thông tin dự án đến người dân một cách chi tiết nhất để có thể tạo công ăn việc làm và thực hiện dự án nghiên cứu một cách toàn diện và tốt nhất
Ngoài ra, các nhà nông học kỹ sư nông nghiệp còn có một công việc quan trọng khác như:
- Thực hiện công việc lai tạo giống cây trồng mới có năng suất hoặc giao phối động vật đem lại chất lượng tốt hơn. Điều này có thể giúp nông dân thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
- Kỹ sư nông nghiệp còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho nông dân và cập nhật các kiến thức liên quan đến phân bón, hạt giống, hạt giống và giống cây trồng, kiến thức chăn nuôi gia súc, gia cầm,…
- Kỹ sư còn phải nhanh nhạy, nhạy bén với các thông tin khoa học liên quan để áp dụng phát triển nông nghiệp. Ví dụ, việc sử dụng máy móc để hỗ trợ các hoạt động nông nghiệp.
- Duy trì kiểm tra thường xuyên chất lượng cây giống và điều kiện sống, phát triển của chúng đảm bảo tiêu chuẩn. Đồng thời giao phối hoặc lai chéo để cho ra giống cây trồng có chất lượng tốt hơn.
3. Kỹ năng cần thiết để trở thành một kỹ sư nông nghiệp
Để trở thành một kỹ sư nông nghiệp thành công, bạn cần phải có những kỹ năng sau:
- Có hiểu biết sâu về quy trình, phương pháp và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm kiến thức về canh tác, chăn nuôi, chăm sóc cây trồng, quản lý tài nguyên nông nghiệp và kiến thức về sâu bệnh và cách phòng ngừa.
- Có khả năng áp dụng các kỹ thuật, công nghệ và công cụ hiện đại trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Bạn cần biết sử dụng các thiết bị và phần mềm liên quan, như máy móc nông nghiệp, hệ thống tưới tiêu và phần mềm phân tích dữ liệu.
- Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các hoạt động nông nghiệp, biết cách quản lý tài nguyên như đất, nước, nguồn lực nhân lực và nguồn vốn. Kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề cũng là những yếu tố quan trọng.
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả với nông dân, đồng nghiệp và khách hàng. Bạn cần biết lắng nghe, truyền đạt thông tin và tư vấn cho người khác một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Có khả năng phân tích dữ liệu, đưa ra đánh giá và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực nông nghiệp. Bạn cần biết áp dụng phương pháp nghiên cứu và công cụ phân tích để tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và giảm thiểu rủi ro.
- Có khả năng làm việc trong môi trường đa ngành và đội nhóm. Kỹ sư nông nghiệp thường phải làm việc cùng với các chuyên gia khác như kỹ sư cơ khí, chuyên gia môi trường và nhân viên trang trại.
- Kỹ năng Công nghệ trong mọi mặt của công việc và cuộc sống ngày nay, phải thường xuyên sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ để công việc luôn đạt hiệu quả, do đó, các kỹ sư nông nghiệp cần phải có cả kỹ năng tin học đáp ứng cho công việc
- Ngoại ngữ, là một kỹ sư nông nghiệp, bạn thường xuyên phải đối mặt với các tài liệu bằng tiếng Anh. Vì vậy, vốn ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn không gặp khó khăn trong công việc. Ngoại ngữ tốt cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng bắt kịp các xu hướng và công nghệ mới trong nông nghiệp trên thế giới. Từ đó bạn có thể áp dụng vào công việc của mình và trở thành một kỹ sư giỏi.
4. Mức lương kỹ sư nông nghiệp hiện nay

Đọc thêm: Khám phá Thế giới nghề nghiệp
Với các công việc như kỹ sư, kỹ thuật viên thú y, nhân viên trồng trọt, bảo vệ thực vật, kỹ thuật viên chăn nuôi và nhân viên kỹ thuật nông nghiệp dưới 3 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương trung bình khoảng 8 triệu đồng/tháng.
- Đối với các vị trí như kỹ sư thú y, mức lương trung bình vào khoảng 8 -10 triệu đồng/tháng với kinh nghiệm từ 1-4 năm.
- Mức lương trung bình cho các kỹ thuật viên chăn nuôi và lai giống khá cao, có thể lên tới 50 triệu/tháng với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành.
- Ngoài lương kỹ sư nông nghiệp, các công việc khác như lương giảng viên đại học ngành nông nghiệp cũng ở mức lương trung bình 9-30 triệu đồng tùy theo kinh nghiệm làm việc.
Ngành nghề cụ thể | Mức lương trung bình | Yêu cầu về kinh nghiệm |
Kỹ sư chăn nuôi động vật | 15 – 87 triệu đồng | 4 – 16 năm |
Kỹ sư nuôi trồng và bảo vệ thực vật | 5 – 9 triệu đồng | 0 – 1 năm |
Kỹ thuật viên chăn nuôi gia súc | 4 – 8 triệu đồng | 0 – 1 năm |
Kỹ sư chăm sóc sức khỏe động vật | 8 – 12 triệu đồng | 1 – 2 năm |
Kỹ thuật viên chăm sóc sức khỏe động vật | 7 – 10 triệu đồng | 1 – 2 năm |
Nhân viên nuôi trồng | 5 – 30 triệu đồng | 0 – 1 năm |
Nhân viên kỹ thuật nuôi trồng | 6 – 9 triệu đồng | 0 – 1 năm |
5. Những trường nào có ngành kỹ sư nông nghiệp?
5.1 Kỹ sư nông nghiệp học trường nào? Thông tin các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành kỹ thuật nông nghiệp theo sau thông tin về các môn thi, khối thi ngành nông nghiệp. Những trường này chủ yếu là những trường liên quan đến nông nghiệp, nông – lâm kết hợp, lâm nghiệp,… như:
- Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Đại học Nông Lâm
- Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Nông Lâm
- Đại học Huế.
- Đại học Cần Thơ.
- Đại học Đà Lạt.
- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
- Đại học Lâm Nghiệp.
5.2 Một số ngành học phổ biến mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn:
- Ngành Nông nghiệp: Chương trình học này đào tạo các kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp như canh tác, chăn nuôi, kỹ thuật tưới tiêu, quản lý tài nguyên nông nghiệp và quản lý môi trường nông nghiệp.
- Ngành Khoa học cây trồng: Chương trình học này tập trung vào nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng, phân tích đất, quản lý sâu bệnh và nghiên cứu về công nghệ canh tác cây trồng.
- Ngành Chăn nuôi: Chương trình học này chuyên về các phương pháp chăn nuôi động vật, quản lý dinh dưỡng, di truyền và sức khỏe của động vật chăn nuôi.
- Ngành Nông nghiệp công nghệ cao: Chương trình học này hướng đến việc quản lý kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm quản lý trang trại, quản lý chuỗi cung ứng nông sản và tiếp thị sản phẩm nông nghiệp.
- Ngành Khoa học môi trường: Chương trình học này tập trung vào nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm quản lý nước, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường nông nghiệp.
5.3 Một số thi khối vào nhóm ngành Nông nghiệp
Dưới đây là thông tin về các khối thi dành cho học sinh, sinh viên muốn theo học chương trình này:
- Khối thi A00 gồm 3 môn Toán học, Vật lý và Hóa học
- Khối thi A01 gồm 3 môn Toán học, Vật lý và Tiếng anh
- Khối thi B00 gồm 3 môn Toán học, Sinh học và Hóa học
- Khối thi D00 gồm 3 môn học Toán học, Ngữ văn và Tiếng anh
- Khối thi D08 bao gồm 3 môn học Toán học, Sinh học và Tiếng anh
5.4 Điểm chuẩn ngành kỹ sư nông nghiệp
Điểm chuẩn đầu vào của ngành kỹ sư nông nghiệp thường khá nhẹ nhàng, dao động trong khoảng 15 – 18 điểm tùy vào từng cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, số lượng thí sinh đăng ký lại thường không đủ chỉ tiêu. Nguyên nhân có thể là do mọi người nghĩ rằng đây là công việc khổ cực, mức lương lại không hấp dẫn.
Tuy vậy, với xu thế hiện nay, lựa chọn vào kĩ sư nông nghiệp lại vô cùng đúng đắn và bắt kịp xu hướng thời đại. Bởi theo dự đoán từ các chuyên gia, nhu cầu về ngành nghề này sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn trong một vài năm tới.
( nguồn: tổng hợp)
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai