Trong những năm gần đây, Việt Nam đã từng bước làm chủ công nghệ vũ trụ và trở thành một trong những nước đi đầu khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực này. Vậy ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh là gì? Học gì? Ra trường làm gì? Cùng KeySkills tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Ngành khoa học vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh là gì?
Ngành khoa học vũ trụ (Cosmology) là một lĩnh vực nghiên cứu đầy thú vị và phức tạp, bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan trong không gian vũ trụ: từ các ngôi sao, thiên hà đến các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái Đất.
Khoa học vũ trụ ngày nay được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng,... đặc biệt trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn, viễn thám, định vị nhờ vệ tinh.
Vũ trụ là một khái niệm rộng lớn bao hàm tất cả mọi thứ, từ các ngôi sao, thiên hà cho đến các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái Đất. Do vậy, nghiên cứu vũ trụ là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và được phân loại thành ba hướng chủ yếu: 1. Viễn thám – Quan sát Trái Đất; 2. Công nghệ vệ tinh; 3. Vật lý thiên văn
Viễn thám là công cụ không thể thiếu trong việc giám sát tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; quản lý nông lâm sản; dự báo, giám sát và đánh giá thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra, rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống cần đến viễn thám như việc giám sát, theo dõi, định vị, điều tiết giao thông; lĩnh vực truyền hình, an ninh quốc phòng
Công nghệ vệ tinh là việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh đưa vào không gian. Ngoài vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 là vệ tinh viễn thông phục vụ truyền hình, thông tin liên lạc, chúng ta còn cần nhiều vệ tinh quan sát trái đất.
Sự kiện phóng thành công vệ tinh VNREDSat-1A năm 2013 và MicroDragon năm 2019 với mục đích giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc phòng đã đánh dấu những bước đi vững chắc cho khả năng phát triển và điều khiển vệ tinh.
Trong thực tiễn, các kỹ thuật của vật lý thiên văn được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống như y tế (chẩn đoán hình ảnh, chụp cắt lớp CAT scan, PET scan, X-quang, …), trong công nghiệp (nhiếp ảnh, xử lý ảnh, lập trình – mô phỏng trong công nghiệp chế tạo, truyền thông đa phương tiện) và công nghiệp quốc phòng.
2. Học gì trong ngành khoa học vũ trụ và công nghệ vệ tinh?
Trong ngành khoa học vũ trụ, sinh viên sẽ được học tập và phát triển kiến thức đa dạng từ lý thuyết đến thực hành thông qua một chương trình đào tạo toàn diện. Nội dung chương trình bao gồm các lĩnh vực chính như:
Công nghệ vệ tinh (Satellite Technology): Sinh viên sẽ học về công nghệ chế tạo và vận hành vệ tinh, nghiên cứu thiết kế thiết bị và trạm mặt đất, và cách ứng dụng công nghệ vệ tinh vào các lĩnh vực như viễn thông, quan sát Trái Đất, định vị GPS, và nhiều hơn nữa.
Viễn thám (Remote Sensing): Đây là công cụ quan trọng để giám sát biến đổi khí hậu, thiên tai, quản lý tài nguyên tự nhiên và nông nghiệp. Sinh viên sẽ nghiên cứu các phương pháp xử lý và ứng dụng ảnh viễn thám, cũng như cách tích hợp dữ liệu viễn thám vào các hệ thống dự báo và giám sát.
Vật lý thiên văn (Astrophysics): Sinh viên sẽ nghiên cứu về các hiện tượng vũ trụ như sự hình thành và tiến hóa của vũ trụ, hố đen, sóng hấp dẫn và vai trò của Trái Đất trong hệ thống vũ trụ.
Các công nghệ tiên tiến khác: Ngoài ra, sinh viên sẽ học về động lực học, điều khiển và cơ khí hàng không, công nghệ tên lửa đẩy, và công nghệ thông tin điện tử hàng không
Bên cạnh đó, các đầu công việc cụ thể trong nghiên cứu vũ trụ mà sinh viên sẽ thực hành bao gồm:
Các thuật toán nén và giải nén ảnh, mã hóa và giải mã; các thuật toán điều khiển; khí động học, động lực học và cơ học đối với vật thể bay; vật lý khí quyển; năng lượng; vật liệu vũ trụ; y - sinh học vũ trụ,...
Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý của quốc gia về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình.
Chương trình không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn mà còn phát triển các kỹ năng mềm như sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp, làm việc nhóm, quản lý dự án khoa học và kỹ năng giao tiếp trong môi trường quốc tế. Sinh viên có cơ hội tham gia vào các seminar, hội thảo khoa học với sự góp mặt của các chuyên gia trong và ngoài nước, giúp tiếp cận những nghiên cứu mới nhất và thực tiễn ứng dụng trong ngành khoa học vũ trụ.
Hàng năm, khoảng 60% sinh viên cử nhân và 100 % học viên thạc sĩ có cơ hội thực tập 3 – 6 tháng tại những cơ sở đầu ngành trong lĩnh vực Vũ trụ như: Viện Vật lý địa cầu Paris (Pháp), Trung tâm nghiên cứu vũ trụ quốc gia Pháp (Pháp), Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA (Mỹ), Đại học Cornell (Mỹ), Viện Khoa học Thiên văn và Vũ trụ (KASI) (Hàn Quốc), Tập đoàn Viettel (Việt Nam), …
3. Những kỹ năng mà bạn có được khi theo đuổi ngành khoa học vũ trụ
Mở mang hiểu biết về vũ trụ và vệ tinh Khi theo đuổi ngành khoa học vũ trụ, bạn sẽ phát triển khả năng nghiên cứu độc lập và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến vũ trụ. Thông qua việc nghiên cứu về vệ tinh, bạn sẽ học cách đối mặt và xử lý những rủi ro tiềm ẩn trong việc thiết kế, vận hành và bảo trì các thiết bị trong không gian. Quá trình này giúp bạn không ngừng khám phá, đưa ra những phát hiện mới, và từ đó củng cố niềm đam mê với ngành vũ trụ.Bạn sẽ học được rất nhiều điều mới mẻ và thú vị mà khi đi học phổ thông không hề biết tới. Vệ tinh có thể phức tạp đến thế nào, và rất nhiều rủi ro có thể xảy đến với một vệ tinh. Học khoa học vũ trụ giúp bạn hiểu sâu hơn về các hiện tượng tự nhiên như gió, sự hình thành của hố đen, hoạt động của các ngôi sao, hành tinh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu Trái Đất.
Kỹ năng tư duy khoa học và tiếp cận kiến thức mớiTrong quá trình học tập, bạn sẽ tiếp cận những tài liệu chuyên sâu, mang tính học thuật và sư phạm cao, giúp mở rộng tầm nhìn và nâng cao tư duy khoa học. Kỹ năng này rất quan trọng để bạn có thể nắm bắt và áp dụng các lý thuyết tiên tiến, không chỉ trong vũ trụ học mà còn trong các lĩnh vực khoa học khác liên quan.
Vận dụng kiến thức vật lý, toán học vào giải quyết các vấn đề thực tếNgành khoa học vũ trụ đòi hỏi bạn phải áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các kiến thức về toán học, khoa học và kỹ thuật vào thực tiễn. Bạn sẽ học cách tính toán quỹ đạo, phân tích dữ liệu từ vệ tinh, và phát triển các công nghệ mới để giải quyết các vấn đề phức tạp. Kỹ năng này không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong việc triển khai các dự án lớn, mà còn mang lại những lợi thế khi tham gia vào các ngành công nghiệp công nghệ cao.
4. Học ngành khoa học vũ trụ và Công nghệ vệ tinh ở đâu?
Tại Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) là một trong những đơn vị tiên phong đào tạo về ngành khoa học vũ trụ. Chương trình học của USTH được xây dựng với sự hợp tác của các nhà khoa học từ các đơn vị nghiên cứu vũ trụ hàng đầu tại Pháp, bao gồm Đại học Paris Diderot, Đài Thiên văn Paris, Đại học Paris-Est Créteil, và Đại học Montpellier. USTH cung cấp chương trình cử nhân kéo dài 3 năm với 180 tín chỉ, tập trung đào tạo lý thuyết và thực hành chuyên sâu trong lĩnh vực vũ trụ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ vẫn còn hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại và tương lai của đất nước, do đó cần sự đầu tư mạnh mẽ hơn để bắt kịp xu hướng quốc tế.Trên thế giới, Đại học Không gian Quốc tế (International Space University - ISU) là trường đại học hàng đầu về khoa học vũ trụ. Được thành lập năm 1987, ISU là cơ sở đào tạo duy nhất chuyên sâu về vũ trụ từ lúc ra đời. Tại đây, sinh viên có thể tham gia các khóa học thạc sĩ kéo dài từ 1-2 năm về Nghiên cứu Vũ trụ (MSS) tại Strasbourg (Pháp) hoặc các chương trình phát triển chuyên môn ngắn hạn trên toàn cầu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các điểm đến du học uy tín khác đào tạo ngành Khoa học vũ trụ và Công nghệ vệ tinh ở Mỹ, Anh, Canada, úc, NewZealand, Nga, Trung Quốc.....
Cơ hội nghề nghiệp của ngành khoa học vũ trụ và Công nghệ vệ tinh
Sinh viên tốt nghiệp có thể theo đuổi nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong các lĩnh vực khác nhau. Một số vị trí và cơ quan tiêu biểu bao gồm:
Chuyên viên thiết kế, điều khiển và lắp ráp vệ tinh: Các sinh viên có thể làm việc tại các công ty viễn thông như Vinaphone, Mobifone, Viettel, hoặc các công ty dịch vụ truyền hình như K+, VTC, AVG, HTV, VTV. Ở các vị trí này, họ sẽ tham gia vào việc thiết kế và điều khiển tín hiệu vệ tinh phục vụ nhu cầu truyền thông và liên lạc.
Các cơ quan phát triển vệ tinh: Sinh viên có thể làm việc tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Công nghệ Vũ trụ, và các tổ chức nghiên cứu khác liên quan đến vệ tinh và công nghệ không gian. Tại đây, họ sẽ nghiên cứu và phát triển các hệ thống vệ tinh và các công nghệ liên quan.
Ứng dụng viễn thám và quan sát Trái Đất: Nhiều cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hoặc các tổ chức quốc tế như FAO, WCS đang tìm kiếm các chuyên gia về viễn thám để thực hiện giám sát môi trường, biến đổi khí hậu, và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Nghiên cứu và giảng dạy: Các sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành giảng viên hoặc nhà nghiên cứu trong các trường đại học và viện nghiên cứu, nghiên cứu các lĩnh vực như Vật lý thiên văn, Vật lý lý thuyết, hoặc Khoa học Trái Đất. Họ có thể tiếp tục học lên chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ để trở thành chuyên gia trong ngành.
Tham gia các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các dự án về môi trường và biến đổi khí hậu tại các tổ chức phi chính phủ như GIZ, CIAT, Birdlife, hoặc Winrock International. Các dự án này thường liên quan đến giám sát và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Công nghệ chế tạo vệ tinh và thiết bị không gian: Sinh viên đam mê tự động hóa và chế tạo có thể làm việc tại các cơ quan và doanh nghiệp phát triển công nghệ vệ tinh, tham gia vào quá trình thiết kế, chế tạo và điều khiển vệ tinh và các thiết bị không gian.
Mức lương khởi điểm trong lĩnh vực này thường dao động từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng cho các kỹ sư vũ trụ mới ra trường. Ở các cấp quản lý hoặc chuyên gia, mức lương có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn. Tại Mỹ, mức lương trung bình của một nhà vũ trụ học là khoảng $116,000 đô la một năm.
( nguồn: tổng hợp: hotcourse, USTH)
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai