Tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành tài chính, quản trị kinh doanh, kỹ thuật liệu đã đủ cho bạn sẵn sàng bước chân vào ngành Thẩm định giá?
Một tấm bằng tốt nghiệp của các chuyên ngành trên sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với công việc khá mới mẻ này; đơn giản là vì thẩm định giá là một nghề thuộc lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi các ứng viên có kiến thức nền tảng về kinh tế, tài chính. Ngành kỹ thuật cũng có thể làm được nghề này trong trường hợp định giá cho các công trình xây dựng, các thiết bị kỹ thuật…; tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải bổ túc thêm những kiến thức nền bên trên.
1. Chuyên viên thẩm định giá - họ là ai?
Nghề thẩm định giá có hai chức danh chính đó là chuyên viên thẩm định giá và thư ký chuyên viên thẩm định giá. Tùy theo các lĩnh vực mà công ty hoạt động và quy mô của những công ty mà sẽ có số lượng chức vị khác nhau theo nhu cầu.
Họ là ai?
- Người chuyên viên thẩm định giá sẽ là người mà chịu trách nhiệm đánh giá hay đánh giá lại giá trị thật của các tài sản phù hợp với thị trường ở một mốc thời gian nào đó, tại một nơi chốn địa điểm nào đó theo thời điểm của Việt Nam hoặc ở quốc tế.
- Nghề này là nghề mới ở Việt Nam nhưng rất quan trọng bởi tài chính là thước đo để doanh nghiệp phát triển, thẩm định viên như một người “trọng tài” để có thể định giá cho doanh nghiệp từ những vật nhỏ nhất đến lớn nhất.
2. Công việc chuyên viên thẩm định giá
Công việc của chuyên viên thẩm định giá trong một ngày có rất nhiều việc cần phải hoàn thành cùng thái độ làm việc nghiêm túc, kỷ luật cao. Sau đây sẽ là những nhiệm vụ cụ thể:
- Trực tiếp tham gia vào thẩm định lại giá của những hợp đồng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như thẩm định giá bất động sản, bất động sản, các giá trị của doanh nghiệp.
- Ghi chép lại những bản báo cáo về định giá và đề xuất các giải pháp, phương pháp về định giá.
- Theo dõi, giám sát chịu trách nhiệm với những kết quả của báo cáo thẩm định giá đã làm.
- Nghiên cứu để đề phòng các rủi ro trong thẩm định giá, bảo quản tốt và chú ý tất cả những sản phẩm định giá của từng thời gian, giai đoạn.
- Theo sát để quản lý những rủi ro của hồ sơ thẩm định giá, làm chủ cho công tác thẩm định lại giá của các sản phẩm.
HỌ LÀM GÌ? Ở ĐÂU
Vậy bạn có thắc mắc rằng công việc này bạn sẽ làm việc ở đâu không. Vậy nên nếu như bạn không có dự định muốn lên làm quản lý ở ngân hàng thì bạn nên chọn làm 2 đến 3 năm ở trong môi trường công ty để phát triển bản thân sau đó chuyển qua làm ở ngân hàng là lựa chọn hợp lý bởi vì bạn sẽ có được cả kinh nghiệm phát triển năng lực và cả mức lương, chế độ tốt trong công việc này.
Những tài sản để thẩm định giá rất đa dạng cho bạn. Từ một khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu nghỉ dưỡng du lịch đến một chiếc xe hơi, xe máy, xe đạp cũng cần tới định giá. Tùy vào những thời điểm khác nhau, mục đích của thẩm định giá cho tới địa điểm mà bạn sẽ thực hiện thẩm định giá khác nhau dẫn đến những tài sản có mức giá khác nhau.
- Ngân hàng: Làm việc tại ngân hàng bạn sẽ ít phải đi công tác hơn, có được mức thu nhập cao hơn và công việc ổn định với môi trường làm việc chuyên nghiệp. Mỗi ngân hàng sẽ có khối lượng công việc ít hay nhiều tùy vào mỗi ngân hàng mà bạn làm việc. Hồ sơ thẩm định giá mà bạn cần phải hoàn thành đa số là những hồ sơ khách hàng cá nhân và bạn thường thường định giá về nhà phố là chủ yếu chứ không phải làm những dự án thẩm định giá lớn bởi những dự án đấy hiếm khi có. Nhưng có đặc điểm là khả năng và các cơ hội để bạn phát triển năng lực bản thân là không cao, không có nhiều.
- Doanh nghiệp, công ty: Làm việc ở công ty có mức lương thấp hơn và hay phải đi công tác nhiều hơn. Môi trường làm việc cũng nhỏ hơn cho nên những phần nhiệm vụ không được chia ra rõ ràng ví dụ như một người sẽ kiêm thêm nhiều việc vừa thẩm định về giá lại vừa phải làm các hồ sơ về thẩm định giá và cả những công việc như báo giá, viết hợp đồng, đòi tiền của khách hàng, giải quyết những vụ quỵt tiền của khách hàng,... Nếu như công ty có chế độ tốt bạn sẽ được huấn luyện tốt hơn là ở ngân hàng, có nhiều dạng hồ sơ cho bạn làm hơn, thế nên sẽ có cơ hội phát triển bản thân tốt hơn.
Những áp lực của công việc
Có rất nhiều loại tài sản định giá nhưng có thể gói gọn trong các loại sau đây:
- Bất động sản: sẽ là những mảnh đất và những gì ở trên mặt đất được xây dựng nên như công trình, cây cối. Bạn sẽ tham gia định giá cho một ngôi nhà hoặc một khối các hộ dân, một số các công trình kiến trúc khác.
- Động sản: đây là lĩnh vực vô cùng phong phú bởi nó là các hệ thống dây chuyền sản xuất sản phẩm, những thiết bị công nghệ, các loại tàu thuyền xe cộ, cho đến những vật dụng như chăn ga gối đệm các kiểu. Các cơ quan sẽ có nhu cầu định giá để thay đổi cái mới hoặc là thanh lý những vật phẩm đã cũ.
- Tài sản vô hình: Là những dạng sản phẩm không có hình dáng cụ thể như những thương hiệu, bằng sáng chế, bí quyết kinh doanh làm ăn, bản quyền thương hiệu,...
- Định giá doanh nghiệp: đây là loại tài sản bao gồm được cả ba loại trên, bên trong doanh nghiệp có những tài sản gì thì bạn sẽ cần thẩm định giá được từng đó đồ vật.
3. Những kỹ năng vàng cho ngành Thẩm định giá
Kỹ năng phân tích, đánh giá
- Bạn phải có một cái đầu sắc xảo, đôi mắt tinh nhạy có thể nhìn thấy nhiều chi tiết nhỏ của vấn đề, sự suy nghĩ, lập luận logic… thì mới có thể phân tích các nguồn lực, thế mạnh hay hạn chế của các loại tài sản, các dự án xây dựng hay kinh doanh, những nhà xưởng với nhiều máy móc thiết bị… hay dự đoán được xu hướng biến động giá trị của tài sản…
Khả năng quản lý, giám sát, lập kế hoạch
- Bạn sẽ phải quản lý danh mục các dự án đầu tư, danh mục các loại tài sản, cơ sở hạ tầng, giá cả thị trường… của một doanh nghiệp nào đó mà bạn đang tiến hành thẩm định giá. Sự giám sát và lập kế hoạch nghiên cứu, thẩm định đánh giá các hoạt động bên trên cũng được thực hiện thường xuyên.
Các kỹ năng về gắn liền với cái miệng
- Cái miệng thật sự có sức mạnh rất to lớn không chỉ trong nghề thẩm định giá mà còn ở nhiều nghề khác nữa. Khả năng giao tiếng trôi chảy, tế nhị, khả năng đàm phán, thương lượng với các đối tác; khả năng thuyết trình trong các cuộc hội họp, hội thảo sẽ giúp bạn không chỉ hoàn thành tốt hơn công việc của mình mà còn là đôi cánh giúp bạn bay xa hơn trên con đường thăng tiến. Tuy nhiên, để có thể nói hay, nói dễ hiểu, nói thân thiện… thì ngay bây giờ bạn phải luyện tập cái miệng của mình nhiều hơn.
Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt
- Ngày nay, các nhà tuyển dụng rất đề cao hai kỹ năng này. Một nhóm làm việc có sự hợp tác chặt chẽ, phối hợp ăn ý, mọi người trong nhóm đưa ra những ý tưởng và người khác thì phản biện để xây dựng lên một kế hoạch, giải pháp hoàn thiện… luôn là một sức mạnh của sự công đồng. Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong nhóm cũng đều có thể làm việc độc lập trong những hoàn cảnh thiếu nhân lực, tình huống bất ngờ hay đi công tác xa.
Trung thực, cẩn thận
- Trong công việc thẩm định giá, chỉ cần bạn sai 1 li là có thể đi 1 dặm rồi. 100.000 đồng chỉ khác 1.000.000 đồng một số “0” nhưng giá trị của chúng lại khác nhau rất nhiều. Sự sai xót khi ghi thêm hay bớt một con số này có thể là do bạn bất cẩn hay là cố tình làm để mưu cần lợi ích riêng đều đem đến những hậu quả nghiêm trọng. Vậy nên, nếu bạn không có được hai đức tính này thì khó có thể làm được công việc đòi hỏi sự chính xác cao này.
Ngoài ra, bạn còn cần phải có những điều kiện, kỹ năng sau:
- Sử dụng thành thạo Word, Excel
- Có sức khỏe tốt.
- Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, có ngoại hình phù hợp với vị trí công việc.
- Có kiến thức về Ngân hàng, Tài chính, Bất động sản, Luật Kinh tế, các quy phạm pháp luật khác có liên quan...
5. Triển vọng của ngành
- Ngành nghề này là ngành rất thiếu khát nguồn nhân lực tham gia vào bộ máy hoạt động, hơn nữa các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn rất cần tuyển dụng, chiêu mộ các chuyên viên có chuyên môn cao. Bởi vậy đây là cơ hội lớn dành cho những bạn trẻ nào đang có ý định hướng nghiệp vào nghề nghiệp chuyên viên thẩm định giá.
- Tuy thiếu nguồn nhân lực vì yêu cầu tuyển dụng cao, chọn lựa những nhân viên có trình độ chuyên nghiệp, chuyên môn vững nhưng đây cũng là cơ hội tốt để những bạn thật sự yêu nghề và đam mê nâng cấp chuyên môn có động lực để cải thiện bản thân cũng như là có được công việc đúng với chuyên ngành của mình.
Người có thể đảm nhiệm chức vụ chuyên viên thẩm định giá sẽ cần phải tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng các chuyên ngành như Tài chính, Bất động sản, Thẩm định giá, Xây dựng, Máy móc, Thiết bị. Những sinh viên tốt nghiệp những ngành trên hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đều có thể có khả năng chuyên môn tham gia vào công việc này. Những ai không học theo chuyên ngành thẩm định giá cần phải có chứng chỉ thẩm định giá do Sở xây dựng hoặc Bộ tài chính cấp.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu nhân lực trong ngành càng tăng lên.
Xã hội phát triển > Ngày càng nhiều các doanh nghiệp cần thuê đất của nhà nước để làm dự án > cần thẩm định giá.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá > đền bù cho dân > cần thẩm định giá.
Khởi nghiệp > đi vay > tài sản thế chấp > cần thẩm định giá.
Cổ phần hóa > định giá doanh nghiệp > cần thẩm định giá.
Xã hội phát triển > lượng hàng lưu thông nhiều > mua bán nhiều > cần thẩm định giá.
Nói chung thì học ngành Thẩm định giá, khá là chắc kèo sẽ có việc làm sau khi tốt nghiệp, do nhu cầu nhân lực trong ngành là rất lớn.
Tiêu chí tuyển dụng
Những ứng cử viên có thẻ thẩm định viên về giá hoặc đã có kinh nghiệm từng làm ở vị trí tương đương sẽ là điểm cộng cho các ứng viên có ý định ứng tuyển cho vị trí này. Những người làm vị trí này đòi hỏi có kỹ năng làm việc độc lập và đa phần nam giới sẽ được tuyển dụng vào vị trí này nhiều hơn nữ giới.
Những ứng viên cũng cần phải có kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề tình huống trong công việc, có được năng lực tư duy lập kế hoạch và theo dõi giám sát.
6. Mức lương của chuyên viên thẩm định giá
Mức lương của các chuyên viên thẩm định giá rất cạnh tranh dao động từ 8 đến 20 triệu đồng. Thu nhập của các chuyên viên sẽ dựa nhiều vào khả năng làm việc cũng như những tố chất và cách thức làm việc của người đó, nếu biết cách thì có thể vượt cả con số 20 triệu kia.
Họ dù làm việc ở môi trường ngân hàng hay doanh nghiệp, công ty thì họ cũng vẫn đang được làm việc ở những môi trường rất chuyên nghiệp và tiếp xúc với nhiều người giỏi giang thành đạt, chính bởi thế mà họ có nhiều cơ hội phát triển bản thân, tạo nên sự nghiệp tốt đẹp hơn.
Chưa kể là ngành nghề này rất nhiều hứa hẹn bởi triển vọng nghề nghiệp lớn dẫn đến cơ hội việc làm cao sau khi ra trường. Công việc này vừa có mức lương thưởng hấp dẫn lại có điều kiện tốt cho bạn phát triển, thật tuyệt vời phải không nào.
Tuy nhiên công việc này cũng sẽ có những áp lực về tiền bạc bởi nếu bạn làm việc không trung thực, chỉ vì đồng tiền trước mắt sẽ rất dễ dẫn tới những sự cố như lâm vào cảnh tù tội vì nếu định giá mức cao hơn để bỏ túi thì khách hàng có thể sẽ biết được và tố giác bạn, bởi những khách hàng đưa tiền cho bạn cũng không phải dạng “nai tơ ngơ ngác” mà không lật tẩy được những cách thức mánh khóe để kiếm lợi về mình.
Chính vì thế nên bạn nên làm việc có tâm và hiệu quả để không vấp phải tai nạn nghề nghiệp để rồi mất cả tương lai thanh xuân phía trước nhé. Công việc và tiền bạc quan trọng nhưng bạn cần biết cách nhẫn nại để không mắc phải những sai lầm dẫn đến mất nghề và mất cả cuộc đời nhé!
XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN KHÁC TẠI ĐÂY
2. NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai