Trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, việc truyền thông, marketing trên các nền tảng trực tuyến được các doanh nghiệp chú trọng phát triển. Trong quá trình hoạt động này, vị trí Account Executive là mắt xích quan trọng đảm bảo mọi kế hoạch, dự án đạt hiệu quả. Account Executive là vị trí công việc quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt với các công ty về truyền thông, agency. Vậy Account Executive là gì? Công việc của vị trí này là làm gì? Cùng KeySkills  tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có những định hướng đúng đắn trong sự nghiệp nhé!

Account Executive làm gì? Cơ hội nghề nghiệp và kỹ năng

1. Account Executive là ai?

Account Executive là người chịu trách nhiệm tiếp nhận và truyền đạt các yêu cầu từ khách hàng (client) tới các team khác trong một agency. Trong ngành truyền thông và quảng cáo, Account Executive là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề phát sinh khi thực hiện dự án nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

2. Phân biệt Account Executive và Sales

Account Executive thường phụ trách các hoạt động bán hàng, tiếp thị, tư vấn sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó, công việc có liên quan đến doanh số nên nhiều người đã có sự nhầm lẫn giữa Account Executive và Sales. Tuy nhiên, đây là 2 vị trí công việc hoàn toàn khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi có những thông tin để phân biệt Account Executive và Sales qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí so sánhAccount ExecutiveSales
Nhiệm vụ trước và sau bán hàng
  • Nhận data từ Sales
  • Theo dõi tiến độ thực hiện công việc và báo cáo với khách hàng
  • Tập trung xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Tìm kiếm khách hàng
  • Quảng bá các sản phẩm/dịch vụ
  • Sau khi khách hàng tiếp nhận và sử dụng sản phẩm/dịch vụ thì chuyển data cho Account quản lý
  • Tập trung vào doanh số.
“Đi săn” và “đi cày”
  • Nuôi dưỡng và nâng cấp gói dịch vụ từ khách hàng
  • Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Thực hiện tư vấn để chuyển đổi từ đối tượng tiềm năng thành khách hàng chính thức.
Lợi nhuận
  • Tập trung chủ yếu vào lợi nhuận dài hạn của công ty.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng khi nhận data từ sales.
  • Giúp khách hàng nâng cấp dịch vụ đang làm.
  • Mở rộng hợp đồng và tiếp tục hợp tác với các agency.
  • Tìm kiếm khách hàng mới để thu được nhiều doanh số hơn.
  • Tập trung chốt khách và chờ nhận tiền hoa hồng.
  • Lợi nhuận của người làm Sales sẽ về ngay khi có được khách hàng

3. Mô tả công việc chính của Account Executive

Giải mã Account Executive - Là nghề gì? Làm gì? Lưu ý ra sao khi ứng tuyển?

Vậy công việc của Account Executive là gì? Tùy vào lĩnh vực ngành nghề mà Account Executive sẽ có những công việc mang tính đặc thù riêng. Nhưng nhìn chung, Account Executive sẽ có nhiệm vụ chính là duy trì và nuôi dưỡng mối quan hệ với những khách hàng. Một số công việc cụ thể của Account Executive như sau:

  • Là cầu nối liên lạc chính với các khách hàng được phân công và đội nhà.
  • Gặp gỡ và liên hệ trực tiếp với khách hàng để xác định và chốt yêu cầu, đồng thời xử lý các vấn đề về tài liệu liên quan.
  • Có thể lên concept và ý tưởng, đề xuất về dự án marketing, quảng cáo cho team nhà theo yêu cầu của khách hàng và dự trù kinh phí.
  • Giải đáp các vấn đề của khách và đưa ra giải pháp tối ưu nhất.
  • Tư vấn về chiến lược marketing, quảng cáo dựa trên yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Đồng thời gợi ý thêm cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang có.
  • Theo dõi và quản lý, đảm bảo dự án theo đúng tiến độ, hiệu quả theo định kỳ.
  • Báo cáo lại các vấn đề phát sinh lên quản lý để đưa ra hướng xử lý kịp thời.
  • Báo cáo tổng kết cho khách hàng sau khi dự án kết thúc.
  • Tiến hành thanh lý hợp đồng, hỗ trợ bộ phận kế toán thu hồi công nợ.
  • Tiếp tục chăm sóc khách hàng để tiếp tục cung cấp dịch vụ cho họ sau khi kết thúc hợp đồng cũ.

3. AI có ảnh hưởng như thế nào đối với Account Executive

AI (Trí tuệ nhân tạo) đang ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và Account Executive cũng không ngoại lệ. AI có thể mang đến những ảnh hưởng tích cực bằng cách tối ưu hóa quy trình làm việc, cải thiện hiệu quả và độ chính xác của các chiến lược marketing và quảng cáo.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng AI cũng có thể gây ra một số thách thức và rủi ro, bao gồm mất quyền kiểm soát và sự thiếu tin tưởng của khách hàng. Do đó, việc áp dụng công nghệ này cần được thực hiện một cách cẩn thận và có tính đạo đức cao.

Account Executive cần ứng dụng AI như thế nào để mang lại hiệu quả

  • Phân tích dữ liệu: AI có khả năng phân tích dữ liệu lớn và phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác. Việc sử dụng công nghệ này để phân tích các dữ liệu như hành vi người dùng, tương tác trên mạng xã hội, thị trường,... giúp Account Executive đưa ra quyết định chiến lược chính xác hơn.

  • Tối ưu hóa chiến lược: AI có thể giúp Account Executive tối ưu hóa chiến lược marketing và quảng cáo dựa trên các dữ liệu thu thập được. Các công nghệ như học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,... có thể được sử dụng để đưa ra các đề xuất chiến lược mới hoặc cải thiện các chiến lược hiện tại.

  • Tự động hóa quy trình: AI có thể được sử dụng để tự động hóa nhiều quy trình làm việc của Account Executive, bao gồm việc xây dựng báo cáo, quản lý dữ liệu và phân tích dữ liệu. Điều này giúp cho nhân viên Account Executive có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển chiến lược và tương tác với khách hàng.

  • Chatbot và hỗ trợ khách hàng: Chatbot và công nghệ hỗ trợ khách hàng được trang bị trí tuệ nhân tạo có thể giúp Account Executive tăng tính tương tác với khách hàng và cải thiện chất lượng dịch vụ. Khách hàng có thể được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác trong các vấn đề liên quan đến sản phẩm và dịch vụ.

4. Kỹ năng và tố chất cần có của một Account Executive

Định hướng nghề nghiệp của Account executive - Wiki Marketing PR Thương  hiệu Việt Nam

Khi lựa chọn theo nghề, ngoài việc nắm rõ công việc của Account Executive là gì, bạn cần trau dồi và rèn luyện cho bản thân các kỹ năng dưới đây.

  • Kiến thức chuyên môn: Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về ngành nghề là điều cần thiết giúp Account Executive có thể thuyết phục, tư vấn và đưa ra các giải pháp chính xác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Nghệ thuật giao tiếp: Account Executive là sợi dây kết nối khách hàng với doanh nghiệp. Vì thế kỹ năng giao tiếp linh hoạt dường như là yêu cầu bắt buộc của người làm nghề Account. Khả năng giao tiếp tốt giúp Account Executive tương tác với khách hàng, đồng nghiệp và các bộ phận khác trong công ty. Khả năng giao tiếp tốt cũng giúp họ tư vấn và giải thích các sản phẩm, dịch vụ của công ty đến khách hàng một cách rõ ràng và dễ hiểu.

  • Tư duy sáng tạo, đổi mới: Các vị trí trong ngành truyền thông, quảng cáo marketing luôn luôn phải cập nhật được xu hướng của thị trường, và Account Executive cũng không ngoại lệ. Với tư duy sáng tạo, tiếp nhận xu hướng mới nhanh chóng, Account Executive có thể đưa ra các giải pháp và phương án kinh doanh mới cho khách hàng. Họ cần tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới và đưa ra các ý tưởng mới để tăng cường hoạt động “bán hàng” của doanh nghiệp.

  • Kỹ năng lên kế hoạch: Account Executive chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho từng chiến dịch marketing. Họ sẽ phải dự trù và kiểm soát được kinh phí của dự án, soạn báo cáo theo dõi tiến độ công việc và đo lường các thông số của chiến dịch để đưa ra các giải pháp cải tiến, đảm bảo dự án đạt kết quả tốt nhất.

  • Kỹ năng hoạch định tài chính: Tính toán các chi phí và báo giá cho khách hàng ở mỗi dự án là công việc của Account Executive. Vì thế, hoạch định tài chính là kỹ năng cần có giúp họ tính toán và báo giá chính xác nhất. Trong quá trình thực hiện dự án, họ cần hoạch định nguồn lực tài chính để thực hiện dự án đảm bảo trong phạm vi ngân sách đã chốt với khách hàng và doanh nghiệp.

  • Cẩn thận tỉ mỉ: Account Management là người theo sát dự án từ khâu lên planning, pitching, thực hiện đến khi nghiệm thu. Vì thế, Account Executive luôn phải thật tỉnh táo, cẩn thận để xử lý các tình huống có thể xảy ra trong suốt quá trình dự án hoạt động.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong quá trình thực hiện dự án truyền thông, quảng cáo, marketing , các sự cố phát sinh là điều không thể tránh khỏi bởi các nền tảng trực tuyến luôn update chế độ hoạt động liên tục. Lúc này Account Executive phải thật khôn khéo và nhạy bén để xử lý vấn đề, giải thích và thuyết phục khách hàng, đảm bảo công việc hoàn thành một cách suôn sẻ.

  • Kỹ năng đa nhiệm (Multi-tasking): Kỹ năng đa nhiệm (Multi-tasking) là kỹ năng bắt buộc phải có của người làm Account Executive. Kỹ năng này có thể giúp họ làm việc hiệu quả với nhiều khách hàng cùng một lúc.

5. Lộ trình thăng tiến của Account Executive

Account Executive

Lộ trình thăng tiến trong ngành Account Executive là gì? Bắt đầu từ vị trí Account Intern, sau khi trau dồi kiến thức chuyên môn, tích lũy kỹ năng và kinh nghiệm, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

5.1 Account Intern

Đây là vị trí có kiến thức và kinh nghiệm làm việc rất hạn chế nên chỉ nhận mức lương thấp nhất trong 4 cấp bậc. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên công việc của các bạn thực tập sinh Account Executive chủ yếu xoay quanh việc quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

5.2 Account Executive

Account Executive là vị trí đầu tiên của ngành Account Management trong các công ty truyền thông, quảng cáo. Ở vị trí này, bạn sẽ thực hiện các đầu việc cơ bản như: liên hệ, trao đổi và làm việc với khách hàng.

Tùy vào quy mô của công ty và vị trí đảm nhận cụ thể, mức lương của Account Executive sẽ có sự khác nhau. Thông thường, mức lương trung bình cho nhân sự dưới 1 năm kinh nghiệm là từ 11 triệu/tháng và từ 15 triệu/ tháng đối với cấp Senior.

5.3 Account Manager

Sau khi làm việc trong nghề từ 2 – 3 năm thì Senior Account Executive sẽ có cơ hội trở thành Account Manager. Ở vị trí này, bạn có thể hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức để hiểu rõ hơn và có cái nhìn bao quát về công việc của Account Management.

Mức lương của Account Manager cũng được tăng lên, dao động từ 20 – 45 triệu/tháng theo cấp bậc từ Junior đến Senior.

5.4 Account Director

Nếu đã đủ năng lực và kinh nghiệm, bạn có thể tiến lên vị trí cao hơn là Account Director. Đây là vị trí công việc nhiều áp lực và mang tính quản lý nhiều hơn. Công việc của Account Director là xây dựng các mối quan hệ với khách hàng lớn, đề xuất các định hướng về chiến lược marketing cho khách hàng, giải quyết kịp thời khi có sự cố xảy ra, quản lý và nhận báo cáo từ Account Manager và Account Executive.

Account Director áp lực lớn, đòi hỏi tính trách nhiệm cao nên mức lương cho vị trí này cũng rất hấp dẫn, dao động từ 45-65 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, nhiều công ty truyền thông, agency ra đời kéo theo nhu cầu tuyển dụng Account Executive ngày càng tăng, mở ra cơ hội cho các bạn trẻ thích công việc năng động và có tính tương tác cao muốn theo đuổi lĩnh vực Account Là rất lớn. Tuy nhiên, nhiều ứng viên vẫn còn  lo lắng và chưa biết cách tiếp cận các nguồn thông tin tuyển dụng một cách chính xác và uy tín nhất, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội đang có nhiều chuyển biến phức tạp với nhiều hình thức lừa đảo, lợi dụng diễn ra.

(nguồn: tổng hợp)


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn