17 tuổi vẫn mơ hồ ngành học tương lai của chính mình và "hội chứng đam mê nghề nghiệp"
Với câu hỏi của học sinh lớp 11,12: ” Cô ơi, con chưa biết đam mê của mình là gì. Con sợ con sẽ chọn sai ngành học và sẽ chán lúc vào đại học. ra trường sẽ không được làm đúng nghề đam mê”.
Khi tôi hỏi các bạn trẻ sinh ra trong những năm 2000, thế hệ 0x về định nghĩa sở thích và đam mê, họ thường không trả lời được. Và khi tôi hỏi họ vì sao lại phải tìm ra sở thích rồi mới đến đam mê thì họ hay nói về những phim youtube của các nhân vật nổi tiếng trên thế giới, với lời chia sẻ và khuyên bảo là phải làm công việc mình đam mê thì mới có hạnh phúc và thành công. Tôi gọi đùa điều này là ”hội chứng đam mê.”
Sự thật là truyền thông hiện nay rất dễ làm các em thế hệ 0x hiểu lầm về sở thích và đam mê nghề nghiệp:
Thứ nhất, để hiểu được bản thân yêu thích điều gì đó một người cần một quá trình dài thăm dò, trải nghiệm, chiêm nghiệm, ra kết luận, rồi lại tiếp tục thăm dò, trải nghiệm, chiêm nghiệm. Do đó, đam mê thường là kết quả của một cuộc hành trình nghề nghiệp chứ không phải là điều kiện tiên quyết cho một quyết định hướng nghiệp
Thứ hai, không phải ai cũng có điều kiện để kiếm sống bằng đam mê nghề nghiệp. Ví dụ, có người rất mê đánh trống và đánh trống rất tốt, nhưng bạn ấy phải chọn công việc kinh doanh gia đình vì là con trai trưởng nên phải gánh trọng trách, và vì bạn phải có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Do đó, bạn chỉ chơi trống vào các buổi tối cuối tuần cho thỏa đam mê của mình mà thôi.
Thứ ba, không phải ai cũng quan tâm đến đam mê nghề nghiệp. Có rất nhiều người chỉ cần một công việc ổn định, môi trường làm việc tốt, đồng nghiệp và cấp trên hợp tính, vì điều quan trọng nhất trong cuộc đời họ là mối quan hệ gia đình, là vai trò làm mẹ hay làm cha, là những trách nhiệm ngoài công việc. Vì vậy, đi tìm cho bằng được đam mê của mình rồi mới chọn ngành học và sau đó chọn công việc làm không phải là một bước nên làm trong quy trình hướng nghiệp.
Ở Việt Nam, có 2 cách phụ huynh hướng nghiệp cho con:
Để con tự tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp
Hoặc định hướng sẵn cho con.
Tất cả những cách trên đều chưa hợp lý khiến mỗi bạn trẻ hoang mang và không tự chủ động xây dựng kế hoạch tương lai.
Ở lứa tuổi cấp 3, định hướng nghề nghiệp không còn là những câu chuyện mơ hồ như ngày còn nhỏ, bởi đây là thời điểm quan trọng mà những quyết định của con sẽ có thể ảnh hưởng tới tương lai như: thi đại học nào, làm nghề gì, có nên đi du học không…
Trong một cuộc phỏng vấn với học sinh từ 15-18 tuổi, rất nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về nghề nghiệp tương lai. Trong khi một nhóm học sinh đã biết được mục tiêu nhưng chưa biết làm thế nào để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình, thì một phần lại tỏ ra khá hờ hững bởi các em đã được cha mẹ lựa chọn và “dọn đường” sẵn tương lai.
Nếu như trong giai đoạn này, con còn chưa biết phải tự xây dựng kế hoạch tương lai của mình như thế nào, từ việc tự chủ trong học tập thế nào khi bước vào cánh cửa đại học, cho đến khi ra trường và đi làm, làm sao có thể chủ động trước những sự thay đổi của xã hội, môi trường.
Ở lứa tuổi cấp 3, định hướng nghề nghiệp không còn là những câu chuyện mơ hồ như ngày còn nhỏ, bởi đây là thời điểm quan trọng mà những quyết định của con sẽ có thể ảnh hưởng tới tương lai như: thi đại học nào, làm nghề gì, có nên đi du học không…
Trong một cuộc phỏng vấn với học sinh từ 15-18 tuổi, rất nhiều bạn trẻ vẫn còn mơ hồ về nghề nghiệp tương lai. Trong khi một nhóm học sinh đã biết được mục tiêu nhưng chưa biết làm thế nào để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình, thì một phần lại tỏ ra khá hờ hững bởi các em đã được cha mẹ lựa chọn và “dọn đường” sẵn tương lai.
Nếu như trong giai đoạn này, con còn chưa biết phải tự xây dựng kế hoạch tương lai của mình như thế nào, từ việc tự chủ trong học tập thế nào khi bước vào cánh cửa đại học, cho đến khi ra trường và đi làm, làm sao có thể chủ động trước những sự thay đổi của xã hội, môi trường.
Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp con xác định được năng lực, sở thích và đam mê của mình để qua đó, khơi gợi và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp tương lai?
Ba mẹ của các bạn trẻ sinh ra trong những năm 2000, luôn cam đoan với rằng, ”Mình chẳng ép con mình học gì đâu. Chúng nó muốn học gì, làm gì cũng được mà.” Điều họ lo lắng là dù họ bật đèn xanh, tụi nhỏ vẫn chẳng quyết định được vì ”chẳng tìm được sở thích của bản thân.”
Nỗi lòng cha mẹ khi không thể trò chuyện định hướng cho con.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng và thành công trong sự nghiệp. Chính vì vậy, họ luôn muốn chuẩn bị những hành trang tốt nhất. Tâm lý chung của cha mẹ khi định hướng con chọn ngành, nghề tương lai thường mong con chọn ngành dễ xin việc, đi theo xu thế của xã hội. Cũng có người kỳ vọng con sẽ hoàn thành những giấc mơ còn dang dở thời trẻ của bản thân mình và tin rằng đó là con đường tốt nhất để thành công.
Trong chặng đường ấy, nhiều phụ huynh tỏ ra bất lực vì những cô cậu ở độ tuổi “ẩm ương” không chịu lắng nghe hay chia sẻ với bố mẹ về những định hướng tương lai. Bởi vậy, thay vì định hướng một chiều, cha mẹ nên đóng vai trò người bạn bên cạnh để phân tích cho con hiểu những điều nên làm dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân, cho con cơ hội gặp gỡ nhiều người để có những góc nhìn đa chiều và đặc biệt là tạo điều kiện để con có nhiều trải nghiệm thực tế. Sau tất cả, sự lựa chọn là ở phía con trẻ.
Thân ái,
Nga Tran
(*) Bài viết có sử dụng thêm nguồn thông tin tham khảo trên internet và hình minh họa từ annie spratt - unsplash
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai