Liệu chúng ta có đang trở nên cầu toàn hơn trước? Chúng ta đang có một áp lực kỳ vọng vô hình phải trở nên hoàn hảo trong mọi khía cạnh: học tập, sự nghiệp, vẻ bề ngoài hay thậm chí là tìm kiếm bạn đời….
Đã bao giờ chúng ta tự hỏi về các mối quan hệ bị tổn thương vì những kỳ vọng mà chúng ta đã vô tình dành cho nhau chưa? Và khi kết quả không hoàn hảo, không đạt đúng theo ký vọng thì cảm thấy thất vọng, chán nản???
Chúng ta đặt kỳ vọng một cách không chủ ý, nhưng luôn mong muốn sự hoàn hảo có chủ ý ở kết quả.
Hầu hết các ba mẹ đều cố gắng giành những điều tốt đẹp nhất có thể cho con với những hy vọng và mong muốn khác nhau. Những kỳ vọng của ba mẹ lên con cái rất khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố và hoàn cảnh khác nhau. Sự kỳ vọng của ba mẹ vô hình chung cũng tạo áp lực cho con cái. Hiện nay nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa nhân ra sự mong mỏi quá lớn của mình đã gián tiếp gây khó khăn cho những đứa trẻ mình hết mực yêu thương. Ba mẹ vẫn không ngừng áp đặt cho con những mục tiêu lớn lao, không phù hợp và khiến cho con mình khổ sở vì điều đó.
- Cha mẹ đặt lên mình áp lực phải nuôi con nên người và thành công trong sự nghiệp
- Cha mẹ chưa thiết lập được giới hạn trong việc hỗ trợ con
- Con đặt lên mình áp lực phải tìm được công việc yêu thích, giỏi và lương cao thật nhanh
- Con đặt lên mình áp lực phải mang lại niềm hãnh diện cho ba mẹ và gia đình lớn
Đôi khi ba mẹ không ước tính chính xác được năng lực thưc tế của con, đưa ra những kỳ vọng không phù hợp với mong muốn, nguyện vọng, với tính cách của con cái. Nhiều ba mẹ mong mỏi con cái trở thành những người tài giỏi, làm bác sỹ, kỹ sư; tuy nhiên giấc mơ của con cái họ lại muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch được tự do khám phá những vùng đất mới. Sự mâu thuẫn đó cũng gây nên những áp lực không nhỏ với con cái vì con phải thuyết phục, đấu tranh với ba mẹ để được theo đuổi đam mê của chính mình. Có những trường hợp không may mắn, khi con khiên cưỡng thực hiện những kỳ vọng của ba mẹ, kết quả cũng không như ý muốn.
Dưới vỏ bọc của sự kỳ vọng, cầu toàn là nỗi bất an của mỗi gia đình
- Ba mẹ đặt kỳ vọng vào con có thể là……
- Bản thân ba mẹ không hài lòng về cuộc đời của họ: Khi ba mẹ mong muốn, ước mơ nhưng không thực hiện được thì họ dành ước mơ đó cho con. Họ truyền những đam mê của chính mình cho con. Có những ba mẹ rất thích được chơi đàn nhưng do điều kiện sống không cho phép nên họ ép con học đàn theo sở thích của mình. Tuy nhiên, ước mơ của ba mẹ không bao giờ trùng hoặc rất ít khi trùng với ước mơ của con. Điều này sẽ gây áp lực cho con.
- Bản thân ba mẹ có sức học tốt: Điều này khiến ba mẹ đưa ra câu hỏi, con tôi đi học đương nhiên phải học giỏi, tại sao lại học dốt. Con tôi có gen di truyền tốt thì chắc chắn con tôi phải học giỏi sao lại học kém? Nếu nó không học tốt thì rõ ràng do nó lười. Từ đó gây áp lực cho con phải học chăm, học giỏi hơn.
- Bản thân ba mẹ bị áp lực từ bên ngoài nên quay trở lại kỳ vọng vào con: Điều này thể hiện rõ nhất trong những lời hỏi han thường xuyên của người ngoài hoặc người trong gia đình về việc học của con, chẳng hạn như con học trường nào, học giỏi không, xếp thứ mấy… hay so sánh con với bạn hàng xóm hay anh em họ hàng. Có thể ban đầu, ba mẹ chưa có kỳ vọng vào con nhưng do bị tác động bởi những lời hỏi han này lại khiến ba mẹ kỳ vọng vào con cái mình.
- Do ba mẹ quá lo lắng cho tương lai của con: Lo sợ con có cuộc sống vất vả, lam lũ hay không vượt lên được trong một xã hội cạnh tranh nên nhiều cha mẹ tạo áp lực học hành lớn cho con như ngoài việc học các môn trên lớp còn học thêm suốt tuần hay học thêm các môn vẽ, đàn, hát…
- Biểu hiện của quá kỳ vọng...
Ba mẹ quá kỳ vọng thường tạo áp lực cho con cái, điều này thể hiện ngay trong những lời nói, việc làm hàng ngày với mức độ quá thường xuyên, liên tục.
- Không cho con làm việc nhà: Ba mẹ kỳ vọng vào con cái học giỏi sẽ không cho con làm việc nhà mà dành hết thời gian cho con học.
- Liên tục giục hay nhắc nhở con học bài: Ba mẹ luôn lo lắng con sao nhãng việc học nên liên tục giục giã hay nhắc nhở con học bài. Bên cạnh đó còn hay hỏi thăm bạn bè con học thế nào, kiểm tra con đã ôn kiến thức này, luyện kiến thức kia chưa… Ngoài ra, ba mẹ cũng liên tục chọn lớp học thêm, mua sách và bắt con phải theo.
- Quan tâm quá mức đến việc học của con: Thời gian biểu một ngày của con ngoài việc học tập còn có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn như phụ giúp việc nhà (quét nhà, lau dọn bàn ghế, nấu cơm)… Tuy nhiên, khi ba mẹ kỳ vọng quá vào con thì thời gian phụ giúp việc nhà này cũng biến thành thời gian học của con. Chẳng hạn đang cùng con nấu cơm mà vẫn trao đổi việc học như bài toán vừa rồi mẹ tìm được cách giải hay hơn đấy… hay gặng hỏi liệu câu này được mấy điểm, tại sao lại không làm được…
- So sánh với con nhà người ta: Nhiều ba mẹ so sánh con trực tiếp với bạn bè cùng lớp hay bạn hàng xóm nhưng nhiều ba mẹ ý tứ hơn thì so sánh xa xôi với một người nào đó mà con chưa từng biết đến. Đây cũng là một cách thể hiện sự kỳ vọng của ba mẹ vào con cái với mong muốn con hãy giống với người bạn đó chẳng hạn như đạt điểm cao, học giỏi, đàn hay…
... Và hậu quả
Áp lực của con chúng ta nhận được từ sự kỳ vọng vô cùng lớn. Trước tiên con phải đối diện với sở thích không phải của mình, thiếu tự tin, ghét bỏ những người xung quanh, đặc biệt là người được so sánh với mình mặc dù có thể không biết đó là ai. Việc quan tâm đến điểm số có nhiều hệ lụy như khiến trẻ phải quay cóp hay học lệch.
Ngoài ra, điều đáng nói hơn cả là con hoàn toàn không nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành và luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, chỉ mong đến ngày được nghỉ học, đi chơi… Thực tế cho thấy, nhiều học sinh học rất giỏi theo đúng kỳ vọng của ba mẹ nhưng khi đi du học thì thất bại ngay lập tức vì không có người nhắc nhở, xây dựng kế hoạch hay mục tiêu thực hiện. Bên cạnh đó là những trường hợp con nói dối, đánh bạn, xé vở hay mắc chứng trầm cảm, hoảng loạn, hoang tưởng, thậm chí tự tử do những kỳ vọng không hợp lý của ba mẹ hay do áp lực thi cử.
Đối với phụ huynh, những kỳ vọng vào con cái cũng khiến họ mệt mỏi như luôn phải xây dựng kế hoạch hay mục tiêu cho con, dõi theo xem con có học hành cẩn thận không, tìm kiếm các lớp học thêm cho con, thậm chí bản thân họ cũng sẽ căng thẳng khi con bị điểm kém hay bị chê bai ở trường….
Làm thế nào để chúng ta quản trị được kỳ vọng thay vì để chúng cai trị cuộc sống của chúng ta. Kỳ vọng đòi hỏi phải quản lý để đảm bảo rằng tất cả những người liên quan đều có cùng kỳ vọng và những kỳ vọng này là thực tế và có chủ đích.
- Chìa khóa để quản lý các kỳ vọng, sự hoàn hảo là thiết lập chúng một cách có chủ đích.
- Ba mẹ quản lý kỳ vọng của bản thân
- Ba mẹ quản lý kỳ vọng đặt lên con cái
- Ba mẹ và các con nên trao đổi và giao tiếp về mọi thứ
- Không nên kỳ vọng vào những thứ ngoài tầm kiếm soát
- Ba me và các con nên thích ứng với sự thay đổi kỳ vọng.
- Phân biệt mục tiêu và kỳ vọng.
- Học cách thưởng thức sự không hoàn hảo từ kỳ vọng
Quản lý kỳ vọng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để giảm thiểu sự tổn thương và thất vọng, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng luôn có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta vẫn suy nghĩ lạc quan và biết cách cân bằng kỳ vọng của mình. Bên cạnh đó, việc thường xuyên trò chuyện và tâm sự cùng những người thân yêu sẽ giúp bạn sắp xếp và thiết lập các mục tiêu hợp lý, từ đó tận hưởng hành trình cuộc sống đầy thú vị của mình.
Chúng ta cần phải chấp nhận mọi người như họ vốn có chứ không phải như chúng ta muốn.
(Cre: bài viết có sử dụng thêm nguồn tham khảo tư liệu gốc bằng tiếng Anh dịch sang)
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai