Bạn cho đi rất nhiều nhưng bạn không nhận được những gì bạn cần, và bạn làm công việc đó chỉ vì đó là nghĩa vụ của bạn.
- Có lẽ tình cảm của bạn với công việc sẽ lớn dần theo thời gian. Bạn đang có được những gì mọi người đang mong ước đó là được làm công việc mình yêu thích. Rất ít người có được điều đó. Thế nhưng bạn lại sắp phải rời bỏ công việc này? Tại sao vậy?
- Công việc của bạn rất tuyệt, công ty cũng vậy. Thế thì nguyên nhân không phải do họ mà là ở bạn. Đó cũng chẳng phải là một quyết định trong chốc lát hoặc chỉ vì những cám dỗ, bạn đã suy nghĩ về việc nghỉ việc trong một thời gian. Ngay cả khi đang cảm thấy hối tiếc thì bạn vẫn phải chia tay ngay bây giờ vì đó là thời điểm thích hợp .
- Rốt cuộc, bạn cứ tự nhủ, tốt nhất là bạn nên rời đi trong khi đó là lựa chọn của bạn, khi bạn có quyền lựa chọn. Bạn còn quá trẻ để có được sự ổn định và quá xuất sắc để được coi là cốt cán trong công ty. Tuy nhiên bạn đã thấy những gì xảy ra với đồng nghiệp khi một ngày nọ, họ bỗng nhiên họ bị bỏ rơi một cách kì lạ, tại sao vậy?
- Một thế kỷ trước Sigmund Freud nói rằng để sống một cuộc sống tốt, chúng ta cần có khả năng yêu thương và phải có tình yêu với công việc.Chúng ta không chỉ muốn được tôn trọng, được tự do hoặc kiếm tiền từ công việc. Chúng ta muốn đam mê, sự nhiệt huyết và thành công.
- Các công ty không còn thu hút nhân tài chỉ bằng lời hứa thưởng vật chất. Các nhà tuyển dụng còn hứa hẹn rằng bạn sẽ thấy công việc của bạn có ý nghĩa. Bạn sẽ phát triển. Bạn sẽ là một phần của một cộng đồng, và bạn sẽ giúp thay đổi thế giới. Nếu bạn may mắn, bạn thậm chí có thể được trả lương hậu hĩnh.
- Khi được công nhận, chúng ta cảm thấy có lòng tin và động lực mãnh liệt đối với chính mình. Chúng ta nghĩ về bản thân mình thông qua các lợi ích mang lại cho tổ chức - nói cách khác là chúng ta sẵn sàng cống hiến cả tinh thần và sức lực cho các giá trị của tổ chức. Nếu tổ chức của tôi nghiêm ngặt và có tinh thần kinh doanh, tôi cũng phải như vậy. Khi tổ chức của chúng ta tỏa sáng, chúng ta cũng cảm thấy mình tỏa sáng. Công việc của chúng ta tồn tại như một mối tình lãng mạn, mãnh liệt và có chất gây nghiện
- Không có gì ngạc nhiên khi chúng ta không thể ngừng suy nghĩ về công việc của mình và đôi khi chúng khiến chúng ta mất trí. Tôi thường gặp những người bị lãng quên trong chính công việc hoặc một tổ chức mà họ (đã từng) yêu thích. Họ thường chuyển sang những lĩnh vực khác như để tìm kiếm giải pháp cho chính bản thân mình. Tôi hiểu họ rất rõ vì trước đây tôi đã từng ở trong hoàn cảnh này. Tôi hiểu sự do dự, mặc cảm tội lỗi và cả sợ hãi. Có phải tôi đang thiếu kiên nhẫn? Tôi sẽ vượt qua nó chứ? Tôi sẽ tìm thấy một cái gì đó tốt hơn, hoặc thậm chí là tốt như vậy? Và tôi sẽ trở thành ai nếu tôi rời đi?
Đôi khi những câu hỏi đó là dấu hiệu cho thấy chúng ta bị mắc kẹt trong một mối tình lãng mạn vô nghĩa với công việc của mình. Tuy nhiên, mối tình mờ nhạt này có thể sẽ trở thành một tình yêu trưởng thành hơn. Bạn phải hiểu tại sao bạn lại rời đi trước khi nghĩ làm thế nào để rời đi.
Sau đây là những cách để bạn có thể biết được lí do thật sự của việc rời đi là gì:
Bạn cho đi rất nhiều nhưng bạn không nhận được những gì bạn cần, và bạn làm công việc đó chỉ vì đó là nghĩa vụ của bạn. Rời đi vì bạn cảm thấy khó khăn vì lí do kinh tế hay tâm lí. Bạn muốn rời đi nhưng cảm thấy rằng bạn không đủ khả năng và thậm chí bạn không thể tưởng tượng được. "Bạn sẽ là ai?"
Còn đây là cách bạn nhận biết được có nên biến sự yêu thích của bạn với công việc thành tình yêu bền vững không. Niềm đam mê của bạn đang biến thành sự tận tâm, và bạn bắt đầu nhận ra chính xác những gì đáng được cống hiến. Bạn không chắc nếu nó đáng để cống hiến so với tất cả những gì bạn có thể làm cho nó mặc dù công việc sẽ không bao giờ yêu bạn trở lại.Nhưng bạn yêu những gì bạn làm, và bạn đã trở thành ai, trong công việc đó. Bạn yêu thích công việc và những người bạn tiếp xúc thông qua công việc đó - những người xứng đáng với sự tận tâm của bạn.
- Nếu bạn kết luận bạn đang trong một cuộc tình lãng mạn. Hãy ra đi ngay khi bạn có thể. Tìm những gì bạn cần để hỗ trợ bản thân một công việc khác, một nhóm bạn tốt - và làm cho tươi sáng nhất có thể. Bạn sẽ thích ứng nhanh hơn bạn có thể tưởng tượng. Một khi bạn nhận ra rằng bạn tốt hơn sau khi rời đi, nó sẽ giải phóng bạn.
- Nếu bạn đã có lựa chọn thay thế - một đề nghị hấp dẫn, đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của bạn - mà bạn vẫn cảm thấy do dự thì tốt hơn hết là bạn cần phải thực hiện một chiến thuật khác. Bạn có thể sẽ cần thời gian để yêu thích công việc mới, thêm vào đó bạn phải làm quen và tạo dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp mới, điều này mới đầu sẽ là trở ngại đối với bạn. Vì vậy, hãy suy nghĩ hai lần trước khi bạn rời đi. Một lần về những gì bạn cần phải từ bỏ, và một lần về những gì bạn không thể bỏ lại phía sau. Sau đó, hãy chắc chắn rằng bạn thương tiếc người trước, và lưu luyến theo người sau.
- Rời bỏ một công việc khiến bạn chật vật hơn để chạy sang một môi trường mới- ngay cả khi bạn nghĩ dần dần rồi bạn sẽ học tập để việc này trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tuy nhiên câu trả lời hoàn toàn ngược lại và bạn không nên cố gắng để làm như vậy. Nếu bạn vẫn kiên quyết thì điều cuối cùng bạn có thể làm là dành thời gian để nói lời tạm biệt với mọi người và môi trường làm việc, thậm chí với mọi thứ . Nhìn nhận lại lần cuối cùng bạn thực hiện một nhiệm vụ, tham dự cuộc họp. Nếu có một bữa tiệc, hãy làm cho nó đầy những câu chuyện và hãy để lại nỗi buồn tại lễ kỷ niệm đó. Cảm thấy buồn có thể khiến bạn tự hỏi liệu bạn có đang phạm sai lầm? có thể bạn sẽ phải xem xét điều đó nhưng có lẽ nó chỉ góp phần chứng minh những điều bạn làm là đúng.
- Hãy để công việc của bạn dạy cho bạn một điều cuối cùng: thưởng thức sự mất mát. Bạn sẽ cần nó một lần nữa. Trong môi trường làm việc di động của thời đại chúng ta, việc có thể đi tiếp cũng quan trọng như khả năng cam kết một điều gì đó. Chúng ta cũng phải học cách rời bỏ chúng. Và nếu yêu tốt thì khó, bỏ đi còn khó hơn
- Trong khi bạn nói lời tạm biệt chân thành, hãy nhớ rằng khi bạn rời bỏ một công việc yêu thích, không cần phải đóng gói tất cả những gì bạn có thể, lưu luyến tất cả những gì bạn từng gắn bó kẻo lại bỏ lại chính mình. Hãy chú ý đến công việc mà bạn sẽ tiếp tục làm, thậm chí vạch ngay kế hoạch để bạn có thể phát triển công việc mới của bạn khi mà nó không có hạn chế nào. Hãy để những người bạn muốn giữ trong môi trường làm việc của bạn biết rằng mối quan hệ của bạn vẫn tiếp tục, và thậm chí có thể phát triển theo những cách mới. Nếu bạn đã biết những cách đó có thể là gì, nó sẽ khiến cả bạn và họ cảm thấy thoải mái. Nếu bạn là kiểu người thích lập kế hoạch, bằng mọi cách hãy tạo ra một loại công việc và những người bạn cam kết mang theo bên mình để duy trì các mối quan hệ bạn có
- Cuối cùng, đối với tổ chức, bạn có thể đã chọn rời bỏ nó, nhưng bạn vẫn có thể giữ những thói quen và giá trị mà bạn đã học được ở đó. Đó là vẻ đẹp của kinh nghiệm- cái mà bạn không cần phải trả lại giống như máy tính xách tay và huy hiệu của bạn. Nhiều người trân trọng thời gian của họ tại các tổ chức mà họ đã rời đi từ lâu, bởi vì những nơi đó đã giúp họ khám phá ra họ là ai, họ có thể làm gì và họ có thể đi đâu tiếp theo.
- Đôi khi cần phải rời bỏ một công việc hoặc một tổ chức để tìm kiếm một công việc yêu thích hơn. Bởi vì có một điều đòi hỏi rằng không có công việc hay tổ chức nào có thể dạy - khả năng ở một mình. Một khi chúng ta có thể làm điều đó, tình yêu không còn là điều cần thiết mà là niềm vui. Chúng ta có nhiều khả năng thiết lập các ranh giới vững chắc, điều này giúp dễ dàng gần gũi hơn với người khác và với công việc của chúng ta mà không phải cho đi. Khi chúng ta có thể ở một mình, chúng ta trở nên ít bị tổn thương hơn. Chúng ta thực sự có thể cam kết, bởi vì chúng ta không bị giam cầm.
- Tôi không nghĩ rằng đáng để yêu một công việc, hoặc một tổ chức. Hãy để tôi nhắc lại: công việc sẽ không yêu bạn, nhưng nếu một công việc, hoặc một tổ chức, giúp bạn tìm được đam mê và những người đáng yêu, thì đó là điều tốt, và nó đáng để tôn vinh, cả khi bạn ở đó và sau khi bạn đi.
........................................
* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai