Trước giờ khi làm việc trong một team, hay khi nghe trình bày một đề nghị, đề xuất từ bất kỳ nhân viên nào, tôi cũng đều đặt rất nhiều câu hỏi chứ ít khi đưa ra giải pháp. Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để cố vấn, huấn luyện đội ngũ, và đồng thời là bài tập hàng ngày để phát triển tư duy phản biện cho team. 4 câu hỏi tôi thường đặt rất đơn giản như sau:

1. Vấn đề chúng ta đang muốn giải quyết là gì?
Trong rất nhiều trường hợp, đặc biệt tại Việt Nam do nền tảng giáo dục thụ động, mọi người hay bị rơi vào tình trạng task-driven – làm vì bản thân hay ai đó đặt ra yêu cầu như vậy. Còn chuyện tại sao phải làm thứ mình đang làm, làm để giải quyết vấn đề cụ thể gì, và vấn đề có phải là vấn đề không thì không phải ai cũng hiểu. Ngoài ra, khi một đội nhào vào bàn bạc, các ý tưởng, đề xuất rất dễ bị văng tung toé, trật ra khỏi vấn đề chính cần giải quyết, và vì vậy rất cần được tém lại gọn gàng bằng câu hỏi, vấn đề chúng ta đang giải quyết là gì. Câu hỏi này hỏi hoài và ngồi nhìn người đối diện thừ mặt ra hoài, nên nghĩ là vẫn còn tác dụng.

Why neon lettering in speech bubble.

2. Why? Why? Why? Why? Why?
5 chữ Why – Tại sao là kỹ thuật rất tốt để tìm ra nguồn gốc của vấn đề. Rất nhiều lần tôi bị quăng cho vấn đề không có giải pháp hoặc chính người quăng cũng không hiểu tại sao lại có vấn đề. Trước giờ làm việc với team nào tôi cũng nói rõ, đừng chỉ trình bày vấn đề, làm ơn luôn có giải pháp. Và giải pháp sau khi hỏi tại sao lần thứ nhất, so với giải pháp khi trả lời tại sao lần thứ 5 cách xa nhau nửa vòng trái đất. Cho nên, muốn giải quyết vấn đề thì cần phải hiểu nguồn gốc vấn đề. Muốn hiểu nguồn gốc vấn đề thì ít nhất phải hỏi tới tới 5 lần chữ why để đào sâu vào nguyên nhân.

Young man with bulb character
3. And then what – Rồi sao nữa?
Nhiều người, nhất là các bạn trẻ, chỉ thích nghĩ đến đoạn ý tưởng thôi. Tới đó là nghĩ rằng mình đã chiến thắng mất rồi. Nhưng rồi sao nữa? Kết quả sẽ ra sao? Hậu quả sẽ ra sao? Quỵết định này sẽ ảnh hưởng trong thời gian gần ra sao, trong thời gian xa hơn thế nào, ảnh hưởng đến ai, ảnh hưởng thế nào? Nếu không biết rồi sao nữa và kết cục sẽ ra sao, bạn vin vào điều gì để quyết định và chuẩn bị cho các tác dụng phụ có thể xảy ra? Câu này tuỳ trường hợp tôi hỏi một hay nhiều lần để giúp người đối diện suy nghĩ tiếp vào tương lai.


4. What’s the third option – Lựa chọn thứ 3 là gì?
Khi trình bày các lựa chọn để quyết định, người ta hay đưa ra 2 lựa chọn có tính chất đối lập, có vẻ như phù hợp nhất trong một hoàn cảnh. Cách tư duy này là either/or hoặc là cái này hoặc là cái kia. Trong rất nhiều trường hợp, ta không cần phải loại trừ. Khi bị đặt câu hỏi thêm một lựa chọn không nằm trong những thứ vừa trình bày, bạn bắt người đối diện phải động não tìm thêm giải pháp bằng cách suy nghĩ khác đi.


4 câu hỏi này bất kỳ ai đang dẫn dắt đội nhóm đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, tôi đặc biệt khuyên các bạn trẻ tự sử dụng 4 câu hỏi này để hỏi mình trước khi mang ý tưởng hay giải pháp của mình đi trình bày cho người khác. Ít ra, tự hỏi và tự chuẩn bị câu trả lời sẽ đỡ hơn là bị hỏi rồi ngồi im, đơ mặt. (Trích nguồn bài viết của tác giả Nguyễn Phi Vân- Tôi, tương lai và thế giới)


........................................

* Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm và cần tư vấn thêm thông tin chi tiết liên quan đến tâm lý, hướng nghiệp, du học các nước, học bổng, visa,... Xin vui lòng để lại thông tin bên dưới. Các chuyên viên của KEYSKILLS sẽ liên hệ lại với quý khách trong thời gian sớm nhất.
*Địa chỉ: Lầu 5, 74C Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Trinh, Quận 1
*Hotline: 096 269 1068 - 086 611 6068 (zalo/viber)
*Fanpage: KeySkills ; English for Career; Ba mẹ ơi, con chọn nghề gì? ; Cha mẹ đồng hành cùng con chọn nghề tương lai

 

Đăng ký tư vấn